Các quy định liên quan đến nội dung về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được đề cập trong Hiến Pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình… Quyền về kinh tế được ghi nhận trong các Hiến pháp, mà cụ thể là quyền được tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền có sở hữu về thu nhập hợp pháp, tài sản nói chung (Điều 57, Điều 58 Hiến pháp 1992).
54
Tương ứng với nội dung của Điều 15 Công ước CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định phụ nữ bình đẳng với nam giới về phương diện kinh tế.
Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006 nêu rõ, nam bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Điều này cũng nêu hai biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: 1) Ưu đãi về thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; 2) Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho lao động nữ khu vực nông thôn.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, một số quy định pháp luật trước đây gây trở ngại cho việc bảo đảm quyền bình đẳng về kinh tế của phụ nữ nay đã được sửa đổi. Ví dụ, Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HNGĐ quy định, bắt đầu từ ngày 18-10- 2001, tất cả các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng kể cả đất canh tác và nhà ở khi đăng ký quyền sở hữu đều phải ghi tên của cả vợ và chồng; còn đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây đã cấp chỉ ghi tên chủ hộ, khi hộ gia đình thực hiện các quyền hoặc hộ gia đình có nhu cầu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới ghi cả tên vợ và tên chồng. Điều 48 Luật đất đai năm 2003 cũng quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ tên chồng trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng… Những sửa đổi, bổ sung như vậy bảo đảm quyền lợi cho người vợ được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở - những tài sản có ý nghĩa nghĩa thiết yếu với hoạt động kinh tế - cùng với người chồng.
55
dân sự (BLDS) năm 2005 quy định, các giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu nếu một trong các bên tham gia giao dịch ấy lấy lý do khác biệt về giới tính để cưỡng ép phụ nữ phải ký kết hợp đồng, phải tham gia vào các giao dịch hoặc lợi dụng các trường hợp khó khăn của phụ nữ buộc họ phải tham gia vào giao dịch dân sự. Để đảm bảo sự tuân thủ trên thực tế, các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: 1) Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; 2) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.