Tính phù hợp và khả thi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

Tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ phải thể hiện mối quan hệ giữa những quy phạm pháp luật nhằm xác lập vị trí và bảo vệ quyền của phụ nữ với trình độ phát triển, hoàn cảnh thực tiễn của đất nước và khả năng cũng như tiềm năng của phụ nữ. Pháp luật về quyền của phụ nữ phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu khách quan do sự phát triển cả về lượng lẫn về chất của phụ nữ.

Về lý thuyết, pháp luật về quyền của phụ nữ được hình thành để điều chỉnh các quan hệ của phụ nữ trong đời sống xã hội, trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh này, pháp luật

44

chịu sự tác động và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện chính trị của đất nước. Chính vì vậy, pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ phải luôn gắn liền và bám sát với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện chính trị. Nếu trình độ phát triển kinh tế - xã hội đi quá nhanh, đẩy nhanh sự phát triển về nhu cầu dân chủ và quyền bình đẳng, nhưng pháp luật về quyền của phụ nữ lại không bắt kịp thì sẽ càng dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới, nhất là trong quản lý nhà nước và kinh tế. Ngược lại, pháp luật về quyền của phụ nữ không thể phát triển nhanh hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội, bởi chỉ có thể là trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện và hoàn cảnh yêu cầu khách quan cần có sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong đời sống xã hội quy định và là cơ sở để phát triển pháp luật về quyền của phụ nữ.

Hiện nay, phụ nữ có điều kiện để phát triển toàn diện về mọi mặt, kể cả vấn đề học thức. Cùng với xu thế phát triển đó, Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm mà còn đặt yêu cầu đối với sự tham gia của phụ nữ vào công việc xã hội và quản lý xã hội ở mức độ sâu hơn. Chủ trương và chính sách của Đảng để phụ nữ được hưởng đầy đủ quyền chính trị của họ là có, song điều đáng tiếc là pháp luật để bảo đảm cho họ được hưởng quyền này lại chưa theo kịp cả về chủ trương lẫn yêu cầu khách quan đặt ra từ sự phát triển của xã hội và của chính bản thân phụ nữ. Bên cạnh đó, pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ phải phù hợp với thực tế lịch sử của đất nước; đồng thời khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận và tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế.

Có thể thấy rằng, tính phù hợp của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ cũng thể hiện mối quan hệ không thể tách rời với nhiệm vụ xây dựng pháp chế dân chủ của đất nước, phù hợp với chủ trương xây dựng nước ta theo định hướng "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ".

45

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)