Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 42)

dung và thủ tục bảo vệ quyền phụ nữ.

1.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ vệ quyền phụ nữ

Trong gần 30 đổi mới, cải cách và mở cửa, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống chính trị và xã hội. Sự phát triển của đất nước cũng đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để một mặt, có đầy đủ khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động của đời sống chính trị và đời sống công cộng; mặt khác, để hài hòa với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập.

37

Quyền phụ nữ là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ cũng có nghĩa là tăng cường tính dân chủ trong xã hội, bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, không phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sông xã hội và gia đình. Theo Công ước CEDAW, điều này cũng chính là một phần trong trách nhiệm quốc gia nhằm bảo đảm thực thi quyền của phụ nữ.

Cần thấy rằng, pháp luật về bảo vệ của phụ nữ chỉ là một bộ phận rất cụ thể và đặc thù trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Về lý thuyết, để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, cần phải căn cứ trên những tiêu chí xác định chung. Đó là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất; ngoài ra, do đặc thù của đối tượng hưởng thụ quyền, có thể áp dụng một số tiêu chí khác như tính phù hợp, tính kế thừa và tính hiệu lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 42)