Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc y tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

Tương ứng với nội dung Điều 12 CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định phụ nữ bình đẳng với năm giới về phương diện xã hội.

Liên quan đến điều này, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 (các điều 1, điều 23) cũng đã khẳng định, mọi công dân (không phân biệt nam, nữ và các yếu tố khác) đều bình đẳng về quyền bảo vệ sức khỏe và được tiếp cận các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Điều 17 Luật Bình đẳng

59

giới năm 2006 quy định nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bên cạnh các quy định kể trên, nhà nước Việt Nam đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí; phụ nữ nhiệm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS và được tạo điều kiện tiếp cận với các biện pháp lây nhiệm HIV từ mẹ sang con (Điều 35).

Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chưng trình chăm sóc sức khỏe nhằm vào đối tượng ưu tiên là phụ nữ, trong đó bao gồm chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010; Chiến lược Dân số giai đoạn 2001-2010; Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình đến năm 2010… Ngoài ra, để đảm bảo hộ trợ chăm sóc sức khỏe, Nhà nước còn ban hành Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật Hoạt động chữ thập đỏ năm 2008…

Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong chăm sóc y tế, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm: 1) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; 2) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.

60

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)