Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Nói tới pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ là đương nhiên nói tới vai trò bảo vệ của pháp luật đối với quyền phụ nữ. Khi xem xét pháp luật là một công cụ trong cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền phụ nữ, nội dung pháp luật về lĩnh vực này bao hàm hai nội dung chính sau: i) hệ thống quy định về nội dung quyền của phụ nữ cần được bảo vệ, bảo đảm (quy định nội dung); ii) hệ thống các nguyên tắc, quy định về các biện pháp, cách thức tổ chức, hoạt động để thực hiện các quyền của phụ nữ trên thực tế, hay còn gọi là quy định thủ tục (theo nghĩa rộng). Hai nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu không có cơ chế thực hiện (quy định và tổ chức thực hiện) thì mọi quy định nội dung chỉ là pháp luật trên giấy.

Thứ nhất, nhóm quy định nội dung về quyền phụ nữ cần được bảo vệ.

Các quy định này tồn tại ở dạng những quy tắc, quy phạm quy định về quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Điều này được thể hiện ở nội dung các quyền của phụ nữ như đã trình bày trên.

Nội luật hóa Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn và thông qua ngày 18-12-1979, Luật Bình đẳng giới của Việt Nam cũng đã quy định về quyền bình đẳng của nữ giới đối với nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình như: (1) Lĩnh vực chính trị, (2) kinh tế, (3) lao động, (4) giáo dục và đào tạo, (5) y tế, (6) văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, (7) khoa học và công nghệ và (8) bình đẳng giới trong gia đình.

32

Thứ hai, nhóm quy định về các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ trên thực tiễn. Theo đó, có các cơ chế như cơ chế hành chính, cơ chế hình sự và tố tụng hình sự.

Cơ chế hành chính thường đưa ra các biện pháp xử lý hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy định bảo vệ quyền phụ nữ; được quy định tập trung trong luật xử lý vi phạm hành chính, các văn bản pháp quy chuyên ngành về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quyền phụ nữ.

Cơ chế hình sự và tố tụng hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, trình tự làm rõ tội phạm và áp dụng hình phạt. Cơ chế hình sự áp dụng với những vi phạm có tính nguy hiểm hơn vi phạm hành chính. Cơ chế này được quy đinh chặt chẽ trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 37)