Đảng và chính phủ Việt Nam chủ trương tham gia của phụ nữ và bộ máy lãnh đạo. Các chỉ thị, nghị định và quyết định và quyết định của ban chấp hành Trung ương Đảng đã được ban hành trong nhiều năm qua nhằm thu hút nhiều phụ nữ vào lĩnh vực hoạt động chính trị. Những nội dung cơ bản về tăng cường bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
50
Phụ nữ và nam giới bình đẳng trong tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Điều 53 hiến pháp 1992 đã ghi: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước…” [36]. Tiếp đó, một loạt các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực đã cụ thể hóa quyền tham gia của phụ nữ và nam giới vào đời sống chính trị như luật bầu cử đại biểu quốc hội (2001); luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân (sửa đổi năm 2001), luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, bộ luật lao động (sửa đổi năm 2003) và luật bình đẳng giới (2006). Nguyên tắc xuyên suốt là chống đối xử giữa nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tương ứng với nội dung của các Điều 7,8 CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nêu rõ: “Công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” [36, Điều 63].
Thể chế hóa quy định trên của Hiến pháp, Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006 khẳng định, phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong những lĩnh vực và vấn đề cụ thể như: 1) Tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; 2) Tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; 3) Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; 4) Bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Điều này đồng thời nêu ra hai biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, đó là: 1) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; 2) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
51
Liên quan đến biện pháp thứ nhất, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001; viết tắt là Luật bầu cử ĐBQH) quy định số đại biểu quốc hội nữ do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (LHPNVN), nhằm đảm bảo để phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong Quốc hội (Điều 10). Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) năm 2003 cũng quy định tại Điều 14, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới, trong đó bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ.
Hướng dẫn tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và quy trình công tác nhân sự Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009 (được ban hành kèm theo Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8-1- 2004 của Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ tùy theo tình hình cụ thể của mỗi đơn vị hành chính, mỗi cấp hành chính, mỗi cấp hành chính để dự kiến và điều chỉnh cơ cấu, thành phần theo hướng: 1) đảm bảo để có tỷ lệ thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ, là người dân tộc ít người (đối với các địa phương xó nhiều dân tộc thiểu số), đại diện tôn giáo đối với những nơi có đông đồng bào có đạo; 2) tăng tỷ lệ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ, trẻ tuổi (dưới 35 tuổi), về cơ cấu đại biểu là Phụ nữ: phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 25%, ở các Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đã Nẵng phấn đấu đạt tỷ lệ 27%. Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 cũng đặt ra một trong những chỉ tiêu là tăng tỷ lệ nữ tham gia vào HĐND các cấp. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn có quy định cụ thể hơn đối với những ngành mà số lao động nữ chiếm trên
52
50% và những ngành có liên quan nhiều tới lợi ích của phụ nữ và trẻ em như giáo dục, văn hóa, y tế, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. Đối với những ngành này thì nhất thiết phải có cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực tham gia lãnh đạo.
Để đảm bảo quyền tham gia chính trị của phụ nữ và nam giới, pháp luật Việt Nam đã có chế tài cụ thể, quy định hình phạt đối với những ai có hành vi xâm phạm quyền chính trị của phụ nữ. Các điều khoản này được ghi nhận trong Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.Ví dụ, Bộ luật hình sự ở Điều 130 đã quy định: “… phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm đối với những dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, trong đó có quyền tham gia hoạt động chính trị”.
Liên quan đến biện pháp thứ hai, Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2000 và 2003) trước đây và sau này được thay thế bằng Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, khen thưởng và chế độ đối xử giữa cán bộ, công chức nữ và nam trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng như các đơn vị sự nghiệp. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tuổi dự tuyển đối với cả nam và nữ là như nhau (đều từ đủ 18 đến 40 tuổi, trước đây quy định đối với nữ là từ 18 đến 35 tuổi).
Để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực trong đó có quản lý, lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2003/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền việc đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước. Trong đó nhấn mạnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có
53
trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch nhà nước hoặc có chủ trương giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Ngoài ra, để đảm bảo sự tuân thủ các quy định về quyền bình đẳng về chính trị của phụ nữ trên thực tế, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 đề cập các hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực mà sẽ bị trừng phạt, trong đó, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị gồm: 1) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới; 2) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; 3) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Những văn bản pháp lý trên đây là cơ sở để phụ nữ khẳng định vị trí của mình trong đời sống chính trị của đất nước. Tuy sự tham gia của phụ nữ vào quản lý chưa đồng đều trong các lĩnh vực, song với tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN) [62].