Thực trạng quy định pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở việt nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ cao hơn chút ít so với nam giới. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, dân số Việt Nam là 85.846.997 người, trong đó phụ nữ là 43.433.854 người. Mức tăng dân số tiếp tục giảm. Tỷ suất tăng dân số bình quân năm giảm từ 1,7 % thời kỳ năm 1989 -1999 xuống 1,2% của thời kỳ 1999 -2009. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33.1% vào năm 1999 xuống còn 25% vào năm 2009. Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh tăng liên tục và đã đạt 72,8 tuổi[52].

Trong lĩnh vực bảo vệ quyền phụ nữ, Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn và thông qua ngày 18-12-1979 là văn bản pháp lý quốc tế trực tiếp điều chỉnh. Có thể nói, đây là một văn bản pháp lý quốc tế toàn diện nhất từ trước đến nay về vấn đề phụ nữ và sự ra đời của Công ước đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ. Công ước xứng đáng đóng vai trò kim chỉ nam cho các hoạt động vì sự tiến bộ, bình đẳng và phát triển hoà bình.

Việt Nam thuộc vào nhóm quốc gia sớm tham gia CEDAW (là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước (29-7-1980) và là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước (19/3/1982), và được đánh giá là quốc gia có truyền thống bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ tốt đẹp hơn so với nhiều nước trong khu vực, đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện Công ước này [24, tr.605]. Hệ

49

thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về bình đẳng giới và quyền phụ nữ bao gồm nhiều văn bản ở nhiều cấp độ, liên quan đến nhiều lĩnh vực; tuy nhiên, các văn bản quan trọng nhất là Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ), Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Năm 2013, Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam được sửa đổi, có nhiều thay đổi căn bản về quyền con người và quyền công dân, sẽ là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trong giai đoạn tới. Trong phần này, Luận văn chủ yếu đề cập tới Hiến pháp năm 1992 với vai trò là cơ sở pháp lý nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian qua, trong đó có pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ.

Kết quả nghiên cứu hệ thống pháp luật về bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ cho thấy, nước ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện (về vấn đề này). Hệ thống quy phạm điều chỉnh bảo vệ quyền phụ nữ và bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt, chúng được xây dựng ngày càng phù hợp với Công ước CEDAW.

Khái quát thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam, có thể thông qua khái quát một số quy định pháp luật hiện hành quan trọng của Nhà nước liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ trên một số lĩnh vực chủ yếu sau: i) chính trị, ii) kinh tế, iii) lao động, việc làm, iv) giáo dục và đào tạo, v) chăm sóc y tế, vi) hôn nhân và gia đình, vii) văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ [24, tr.607-620].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)