Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)

Tương ứng với nội dung Điều 16 CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định phụ nữ bình đẳng với năm giới về phương diện gia đình.

Cụ thể hóa quy định trên của Hiếp pháp, Điều 2 Luật HNGĐ năm 200 khẳng định nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con bao gồm giữa con trai và con gái. Điều 19 Luật này quy định, vợ, chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Các điều tiếp theo cụ thể hóa quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong những vấn đề như: lựa chọn nơi cư trú (Điều 20); lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 22); lựa chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 23); sở hữu, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung và riêng (Điều 27, 28, 32, 33); thừa kế tài sản của nhau (Điều 31); chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho con cái, quản lý, định đoạt tài sản riêng của con cái và bồi thường những thiệt hại do con cái gây ra (các Điều 34, 36, 37, 38, 39, 40, 45, 46); xin ly hôn, chia tài sản và trách nhiệm với con cái sau khi ly hôn (các Điều 85, 92, 94, 95, 97, 98, 99)…

Cũng liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân – gia đình, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 23-3-2002 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật HNGĐ đối với các dân tộc thiểu số quy định những biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu không có lợi cho phụ nữ của các dân tộc thiểu số bằng hai hình thức: Thứ nhất, vận động, xóa bỏ các phong tục tập quán bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân – gia đình, và thể hiện sự phân biệt đối xử với con trai và con gái (các Điều 10, 13). Thứ hai, nghiêm cấm thực hành các tập quán như: 1) buộc người vợ góa, chồng góa phải lấy 1 người khác trong gia

61

đình chồng cũ, vợ cũ mà không được sự đồng ý của người đó (Điều 6); 2) Thách cưới mang tính gả bán và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm người phụ nữ (Điều 9); 3) Phân biệt đối xử giữ các con (Điều 13); 4) Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ chồng ly hôn (Điều 15)… Những quy định này đi vào đời sống sẽ góp phần từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với nếp sống lành mạnh, đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trên cơ sở những quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình và các luật khác.

Trong vấn đề sức khỏe sinh sản, Pháp lệnh dân số năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) nêu rõ, vợ và chồng có quyền bình đẳng trong việc quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa lần sinh con phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con. Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16-9-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lênh dân số nghiêm cấm những hành vi lựa chọn giới tính, thai nhi và đe dọa xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái (Điều 9, 10).

Ngoài ra, Luật Bình đẳng giới năm 2006 (Điều 18) cũng quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều 18 cụ thể hóa quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trên lĩnh vực hôn nhân – gia đình, trong đó bao gồm các khía cạnh như: sở hữu, sử dụng tài sản chung; lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân – gia đình, Điều 41 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan, bao gồm: 1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham

62

gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính; 2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới; 3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; 4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính; 5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)