Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

yêu cầu hội nhập quốc tế

Ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành thực tế mang tính tất yếu. Không một quốc gia nào có thể phát triển mà nằm ngoài quy luật này. Để hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia cần thừa nhận và tuân theo những giá trị chung của nhân loại, trong đó có giá trị bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền phụ nữ.

34

Việc bảo vệ và phát triển quyền phụ nữ sẽ giúp quốc gia đó giải phóng phụ nữ, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển đất nước. Thực tiễn thế giới đã khẳng định, ở đâu có dân chủ tốt hơn, ở đó phụ nữ được giải phóng nhiều hơn, cũng như tỷ lệ thuận với những giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật mà phụ nữ mang lại. Khẳng định vai trò của việc bảo vệ nhân quyền, quyền phụ nữ đối với quá trình hội nhập quốc tế, chỉ số bảo vệ nhân quyền đã trở thành một trong những tiêu chí, điều kiện cho các quá trình hợp tác, tham gia vào đời sống quốc tế của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.

1.3.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp năm 2013 là một văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, có vai trò hoạch định những vấn đề cơ bản của đất nước trong giai đoạn hiện nay, trong đó có vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo vệ nhân quyền.

Hiến pháp khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (Khoản 1 Điều 2); Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ; công nhận , tôn trọng, bảo vệ và b ảo đảm quyền con người, quyền công dân (tại Điều 3); Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc(khoản 2 Điều 5); Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều 14); Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới, nhà nước, xã hội và gia đình tạo

35

điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới (Điều 26).

Có thể thấy, tại văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước đã thể hiện sự tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với mục tiêu bảo vệ nhân quyền, trong đó có bảo vệ quyền phụ nữ. Bảo vệ nhân quyền trở thành nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền, cũng như nhà nước pháp quyền là phương thức bảo vệ nhân quyền.

1.3.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm khắc phục những khuyết tật của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật, chính sách của nước Việt Nam nói chung, về quyền con người, quyền phụ nữ nói riêng được hoàn thiện đã có tác dụng trong đời sống thực tế. Báo cáo đánh giá tình hình thế giới ở Việt Nam (tháng 12/2006) của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Vụ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) nhận xét: Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về dân số, về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới…Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng đều chú ý đến vấn đề giới, chắc chắn việc bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa… Chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam tăng từ 0,668% (năm 1998) lên 0,708% (năm 2004), đứng thứ 80/136 quốc gia và hầu như không có sự chênh lệch với chỉ số phát triển con người [28, tr.90].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, hệ thống văn bản pháp luật liên quan về giới và chính sách bình đẳng giới còn không ít hạn chế, bất cập. Đó là, quyền bình đẳng nam nữ được quy định chưa rõ hoặc còn chung chung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật (như trong Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông

36

tư…). Quy định đối với quyền của công dân nam, nữ trong một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính còn chưa thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ, triệt để nguyên tắc bình đẳng nam, nữ. Nhiều văn bản tuy có quy định về bình đẳng giới nhưng chỉ lặp lại ở quy định chung (mang tính chất khung) của Hiến pháp năm 1992, chưa cụ thể hóa trong văn bản chuyên ngành. Nhiều quy định mang tính “ưu tiên” cho nữ nhưng đồng thời hạn chế quyền bình đẳng với nam giới như vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng…khi nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động trong thời kỳ thai sản, sinh con, nuôi con nhỏ. Hầu hết các văn bản mới chỉ quan tâm quy định chế độ, chính sách đối với lao động nữ có quan hệ lao động được trả tiền lương (theo Bộ luật lao động), chưa quan tâm đầy đủ đến lao động nam, nữ nông nghiệp, nông thôn hoặc lao động tự do ở đô thị. Hệ thống pháp luật hiện hành nhìn chung còn thiếu quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm về bình đẳng giới, một số văn bản tuy có quy định nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới [28, tr. 92].

Những hạn chế trên trong pháp luật về bình đẳng giới thể hiện phần nào những bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về bảo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)