Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm góp phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Quyền con người – giá trị chung của nhân loại, thành quả của cuộc đấu tranh gian khổ, bền bỉ của nhân loại cần được bảo đảm, bảo vệ thông qua nhiều cách thức, biện pháp trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ngày nay, nhân quyền là vấn đề mang tính toàn cầu chứ không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào. Các cơ chế bảo vệ nhân quyền ở tầm toàn cầu, khu vực, quốc gia đã được thiết lập và đang được kiện toàn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ nhân quyền [25].

- Các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền con người: Hiến chương Liên hợp quốc – Hiến pháp của cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ quyền con người (ở điều 55 Hiến chương); Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước về phòng ngừa và

33

trừng trị tội diệt chủng năm 1948; Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960; Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Công ước về không áp dụng thời hiệu đối với tội phạm chiến tranh và tội ác chống loài người năm 1968; Công ước về ngăn chặn và trừng trị chủ nghĩa Apacthai năm 1973.

- Các văn bản pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữ: Quyền phụ nữ được xác định trong các văn bản pháp luật quốc tế như “Tuyên bố toàn cầu của Liên hợp quốc về quyền con người” (năm 1948), “Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ toàn bộ các hình thức phân biệt chủng tộc” (năm 1963), đặc biệt là “Công ước về xóa bỏ toàn bộ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW) (năm 1979), “Công ước về quyền trẻ em” (CRC) (năm 1989), “Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người di cư và gia đình họ” (năm 1990). Quyền phụ nữ cũng được thiết chế hóa thành các quy định, các mục tiêu, các phương châm hành động trong các tuyên bố và các hiệp ước quốc tế. Ví dụ, trong số tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà 189 nguyên thủ quốc gia thành viên Liên hợp quốc thống nhất tuyên bố vào năm 2000 có mục tiêu thứ ba là: “Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao quyền năng cho phụ nữ”.

Như vậy, có thể thấy việc hoàn thiện pháp luật quốc gia về bảo vệ quyền phụ nữ là vấn đề tất yếu của mỗi Nhà nước (quốc gia) để thực hiện các chương trình toàn cầu của Liên hợp quốc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)