Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh văn hóa, thông tin, thể dục, thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

thể thao, khoa học và công nghệ

Tương ứng với nội dung Điều 13 CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định phụ nữ bình đẳng với nam giới về phương diện văn hóa, xã hội.

Cụ thể hóa quy định trên của Hiếp pháp, Điều 16 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. Bên cạnh đó nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực này còn thể hiện trong các văn bản pháp luật như Luật Điện ảnh, Luật Thể dục, thể thao năm 2006, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 19-8-1999 của Chính phủ quy định về chính sách thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực thể thao, văn hóa…

Cũng nhằm cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận ứng dụng khoa học và công nghệ cũng như trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế. Nghiên cứu bình đẳng giới cũng được thực hiện trong các luật và chính sách hiện hành trên lĩnh vực này như: Luật Giáo dục năm 2005, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Công nghệ cao năm 2009…

63

Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế các quy định vê quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định những hành vi vi phạm pháp luật liên quan, bao gồm: 1) Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới; 2) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; 3) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế về quyền bình đẳng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định những hành vi vi phạm pháp luật liên quan, bao gồm: 1) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; 2) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.

Những quy định về bình đẳng nam nữ trong các văn bản pháp luật là nền móng cho việc xây dựng các chính sách/chiến lược phát triển của Việt Nam. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006-2010 là những chính sách quốc gia thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng và lồng ghép giới vào các chương trình và phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)