8. Kết cấu của luận văn
1.3. CÁC TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA
XÂY DỰNG
Để có cơ sở đánh giá, xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật thanh tra xây dựng, cần phải dựa vào những tiêu chí xác định về mặt lý thuyết để từ đó đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan để rút ra những kết luận, làm rõ những ưu điểm cũng như những vướng mắc, bất cập của pháp luật về thanh tra xây dựng. Về nguyên tắc chung, có thể phân chia thành ba loại tiêu chí cơ bản sau đây:
1.3.1. Tiêu chí về mặt nội dung
Pháp luật về thanh tra xây dựng được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt nội dung cơ bản sau đây:
- Có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác thanh tra thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, trong đó có chủ trương: + Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động của các cơ quan hành chính và doanh nghiệp.
+ Kiện toàn tổ chức thanh tra, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ thanh tra theo quy định.
+ Cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thanh tra xây dựng, bảo đảm cho thanh tra xây dựng thực sự là công cụ hữu hiệu cho việc đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng.
- Phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tồn tại một cách khách quan. Tính phù hợp của pháp luật về thanh tra xây dựng thể hiện sự tương quan giữa trình độ của pháp luật về thanh tra xây dựng với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển cũng như hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra xây dựng phải phản ánh đúng trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội của đất nước, không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của nó.
- Các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thanh tra xây dựng thể hiện trong các quy phạm pháp luật về thanh tra xây dựng phải đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, cụ thể, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận và thực hiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tiêu chí này đòi hỏi pháp luật về thanh tra xây dựng phải có sự kế thừa, có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng, đảm bảo cho hệ thống pháp luật về thanh tra xây dựng không có sự mâu thuẫn, chồng chéo với điều ước quốc tế mà Việt Nam đó ký kết và gia nhập.