8. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật xuất phát từ yêu cầu khắc phục những bất
bất cập về thanh tra xây dựng
Hoạt động thanh tra xây dựng không chỉ có ý nghĩa đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong lĩnh vực xây dựng mà còn liên quan đến yêu cầu ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, thất thoát trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng là một ngành sản xuất ra cơ sở vật chất kỹ thuật, làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công trình xây dựng thường là đơn chiếc, yêu cầu thời gian dài, kinh phí lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, liên quan nhiều mặt quản lý, chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, tự nhiên và chịu nhiều rủi ro, bất khả kháng. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng ngày càng cao, phạm vi ngày càng mở rộng, cộng thêm năng lực quản lý yếu kém và việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm đã dẫn đến thất thoát ở nhiều công trình, ảnh hưởng đến công tác xây dựng trên nhiều mặt. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, những năm tới, tình hình đầu tư xây dựng ở nước ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh, nhất là việc tập trung vốn xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia. Thực trạng tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư xây dựng vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn mới; tính chất, quy mô tinh vi, phức tạp và nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, phải tìm ra các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ chất lượng các công trình xây dựng, nhất là những công trình mang tính thế kỷ, công trình văn hóa, nghệ thuật, bảo vệ các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng và bảo vệ đội ngũ cán bộ (trong đó có việc bảo vệ uy tín và sự trong sạch của cán bộ ngành xây dựng, thanh tra xây dựng) đang là yếu tố cấp bách. Do đó, để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tham nhũng, tiêu cực, thất thoát trong lĩnh vực xây dựng thì phải thực sự tạo được cơ sở pháp lý hữu hiệu, trong đó hoạt động thanh tra xây dựng có thể nói là công tác hết