0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 84 -84 )

8. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng

- Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra xây dựng nhằm nâng cao trách nhiệm của Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức thanh tra xây dựng trong việc thực thi nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong nội bộ các cơ quan thanh tra xây dựng, phối hợp tổ chức kiểm tra chéo giữa các cơ quan thanh tra xây dựng nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp cán bộ, công chức vi phạm chuẩn mực đạo đức Thanh tra viên xây dựng, có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, cố tình để xảy ra các vi phạm pháp luật về xây dựng, xử phạt không nghiêm minh....

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra xây dựng. Trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra xây dựng quyết định chất lượng công tác thanh tra xây dựng, đồng thời việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng sẽ không phát huy tác dụng nếu trình độ, phẩm chất cán bộ, công chức thanh tra xây dựng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế về thanh tra nói chung, thanh tra xây dựng nói riêng, cần chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra xây dựng. Cần tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thanh tra xây dựng; nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cán bộ cho các cơ quan thanh tra xây dựng để khi các Thanh tra viên xây dựng được bổ nhiệm sẽ có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn, phẩm chất, đạo đức trong sạch và dũng cảm đấu tranh trước những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Các cơ quan thanh tra xây dựng cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp, Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng và các cơ sở đào tạo thuộc các hiệp hội nghề nghiệp,

các trường đại học, các viện nghiên cứu để đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng cho đội ngũ cán bộ làm công tác cấp phép và thanh tra xây dựng ở các địa phương để đảm bảo tiêu chuẩn hoá đội ngũ Thanh tra viên xây dựng. Trên cơ sở đó để đặt ra kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo phù hợp, lập kế hoạch để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ....cho Các Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức thanh tra xây dựng. Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức thanh tra xây dựng nhằm đảm bảo cho họ có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn, đặc biệt là trình độ về kỹ năng nghề nghiệp; đổi mới về tổ chức, đánh giá cán bộ, bố trí cán bộ theo hướng năng lực cán bộ được đánh giá chủ yếu trên kết quả công việc và việc bố trí cán bộ phải phù hợp với năng lực cán bộ.

Để tăng cường trách nhiệm của Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức làm công tác thanh tra xây dựng, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho lực lượng này thực thi tốt nhiệm vụ. Cụ thể như tạo điều kiện, trang bị các phương tiện kỹ thuật (xe chuyên dụng, máy ghi âm, máy chụp ảnh), quy định thẩm quyền của Thanh tra viên xây dựng được quyền đình chỉ và phạt vi phạm xây dựng với mức phạt cao nhất ngay khi phát hiện, có quyền yêu cầu bất cứ chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải trình giấy phép xây dựng, có quyền yêu cầu cơ quan cấp phép xây dựng cung cấp thông tin cụ thể về giấy phép xây dựng. Có quy chế xử lý nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo liên quan đến những vi phạm về xây dựng như thiết lập đường dây nóng để nhận các tố cáo về vi phạm xây dựng, người tố cáo đúng sẽ được thưởng ở mức cao nhất và ngay lập tức. Với việc thiết lập đường dây nóng thì ngay người dân cũng có thể tố cáo về những Thanh tra viên xây dựng có vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ. Các khoản tiền thu được từ phạt vi phạm và tịch thu phương tiện vi phạm sẽ được bố trí chủ

yếu cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan thanh tra xây dựng cũng như trích thưởng cho những người có công trong việc phát hiện và xử lý vi phạm.

- Đổi mới, kiện toàn, nâng cao năng lực của các cơ quan thanh tra xây dựng đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ, tăng thêm biên chế cho các cơ quan thanh tra xây dựng, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc đối với từng trường hợp Chánh Thanh tra, Thanh tra viên xây dựng có hành vi can thiệp trái pháp luật vào quá trình thanh tra xây dựng, bao che, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra các vi phạm pháp luật về xây dựng, không có biện pháp xử lý kịp thời các công trình vi phạm; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho các chủ đầu tư, các chủ công trình trong quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra xây dựng.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị nhằm để tạo điều kiện cho việc cấp phép xây dựng; công bố công khai quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị để nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch. Đặc biệt là tại các đô thị lớn cần sớm hoàn thành các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của các quận, thành phố thuộc tỉnh và các quy hoạch chi tiết 1/500 trên những khu phố, trục đường dân cư đã ổn định phù hợp với bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; chỉ giới xây dựng, bản đồ chỉ giới đường đỏ, hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật và một số bản vẽ khác để làm cơ sở cho nhân dân cải tạo, chỉnh trang nhà ở theo quy hoạch. Bởi vì, việc không có các quy hoạch cụ thể như vậy sẽ phát sinh những vi phạm pháp luật, sự tuỳ tiện trong việc thoả thuận chiều cao các công trình kiến trúc, gây khó khăn cho cơ quan cấp phép và việc quản lý xây dựng ở các quận, huyện, phường, xã và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà xây dựng không phép, sai phép, nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến đường mới mở.

Đồng thời, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng rà soát lại các quy định về cấp phép xây dựng trên địa bàn đúng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, bãi bỏ các quy định gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Sớm ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng và quản lý trật tự xây dựng để bảo đảm hiệu quả công tác quản lý xây dựng ở địa phương.

KẾT LUẬN

1. Thanh tra là hoạt động quan trọng trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và phục vụ cho quản lý nhà nước. Tuỳ vào mỗi lĩnh vực, hoạt động thanh tra có những yêu cầu, mục đích, nội dung hoạt động riêng phù hợp với từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Thanh tra xây dựng là hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thanh tra xây dựng có thẩm quyền thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng.

2. Thanh tra xây dựng góp phần đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật và chính sách của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng; góp phần giữ gìn trật tự, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Pháp luật về thanh tra xây dựng là phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác thanh tra; củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra xây dựng; tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng. Các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng hiện hành đã tạo sự độc lập, chủ động hơn cho các cơ quan thanh tra xây dựng và Thanh tra viên xây dựng; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thanh tra xây dựng và Thanh tra viên xây dựng; góp phần tháo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, pháp luật về thanh tra xây dựng cũng còn một số hạn chế, bất cập cần có những giải pháp hoàn thiện.

3. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng phải đáp ứng được những yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân, vì dân; sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và điều kiện tăng cường hợp tác quốc tế; thúc đẩy sự phát triển và ổn định của xã hội. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh về Thanh tra xây dựng để điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thanh tra xây dựng, các biện pháp cưỡng chế trong thanh tra xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thanh tra xây dựng; hệ thống hóa pháp luật Thanh tra xây dựng; tổng kết thực tiễn xây dựng pháp luật về thanh tra nói chung, pháp luật về thanh tra xây dựng nói riêng gắn với thực tiễn kinh tế - xã hội.

4. Để đảm bảo thực hiện tốt các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng, cùng với việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra xây dựng; có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng; nghiên cứu cơ chế chỉ đạo, phối hợp thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn giữa các lực lượng thanh tra trong những lĩnh vực có liên quan nhằm giảm thiểu những phiền hà cho các chủ công trình, nhà đầu tư trong việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng và quản lý đô thị; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan trong lĩnh vực xây dựng; có hướng dẫn cụ thể về quy trình quy trình nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực xây dựng; Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra xây dựng nhằm nâng cao trách nhiệm của Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức thanh tra xây dựng trong việc thực thi nhiệm vụ; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong nội bộ các cơ quan thanh tra xây dựng nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp cán bộ, công chức vi phạm chuẩn mực đạo đức Thanh tra viên xây dựng, có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, cố tình để xảy ra các vi phạm pháp luật về xây dựng, xử phạt không nghiêm minh; Tăng cường tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra xây dựng; tạo điều kiện vật chất, phương tiện, kỹ thuật làm việc để đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra xây dựng hoàn thành nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng ở các địa phương; công khai quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị để nhân dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác thanh tra xây dựng 6 tháng năm 2011 và phương hướng công tác sáu tháng cuối năm 2011 của Thanh tra Bộ Xây dựng.

2. Báo cáo tổng kết thực tiễn thực hiện Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Xây dựng năm 2011.

3. Bộ Tư pháp (2007), Quy trình và kỹ thuật lập pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IV, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (2002), (Đề tài độc lập cấp Nhà nước).

7. Phạm Văn Khanh (1997), Thực trạng tổ chức và hoạt động Thanh tra Bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta- những vấn đề đặt ra và giải pháp, đăng trên website của Viện khoa học thanh tra, có địa chỉ: http://www. giri.ac.vn.

8. Phạm Tuấn Khải (1999), Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Văn Kim (2004), Vai trò của Các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10. Pháp lệnh thanh tra ngày 1990 của Hội đồng Nhà nước, Luật Thanh tra năm 2004 và năm 2010.

11. Nguyễn Ngọc Tản (2007), "Một số vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thanh tra",Tạp chí Thanh tra số 1.

12. Thanh tra Nhà nước (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra.

13. Thanh tra Nhà nước (2010), Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra

(sách hướng dẫn nghiệp vụ). 14. Tạp chí Thanh tra.

15. Trường Đại học luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

16. Từ điển Tiếng Việt do Nxb Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm từ điển học xuất bản năm 1995 (882).

17. Võ Khánh Vinh (2001), "Cần tuân thủ Các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật lập pháp", Nhà nước và pháp luật.

18. Website Báo Xây dựng năm 2011, có địa chỉ: http://www.baoxaydung.com.vn 19. Website của Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam- có địa chỉ:

http://www.chinhphu.vn

20. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 84 -84 )

×