Các giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

8. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật

sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động thanh tra xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động của các cơ quan thanh tra xây dựng.

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật về thanh tra xây dựng luật về thanh tra xây dựng

- Cần xây dựng Pháp lệnh về Thanh tra xây dựng để điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thanh tra xây dựng, các biện pháp cưỡng chế trong thanh tra xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thanh tra xây dựng. Việc xây dựng Pháp lệnh Thanh tra xây dựng trên cơ sở hệ thống hoá, pháp điển hoá, mở rộng phạm vi điều chỉnh là cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác thanh tra xây dựng trong tình hình mới, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, là cơ sở pháp lý cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra xây dựng hiện nay.

Việc xây dựng Pháp lệnh Thanh tra xây dựng cần bám sát theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng vào Bộ Xây dựng nhằm đảm bảo sự chỉ đạo, kiểm tra và tiến hành các hoạt động thanh tra xây dựng một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, quy định rõ sự phân cấp, uỷ quyền giữa Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương trong lĩnh vực này nhằm vừa đảm bảo chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa đảm bảo sự phát hiện, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương trong việc xử lý những vi phạm pháp luật

trong hoạt động thanh tra xây dựng. Các chế định pháp luật về thanh tra xây dựng phải là chuẩn mực cho toàn bộ tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng, bảo đảm tính dân chủ, công bằng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tập thể, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng không chỉ dừng lại ở việc xây dựng, ban hành Pháp lệnh Thanh tra xây dựng và các văn bản liên quan mà còn cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật nói chung, trước hết là pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thanh tra xây dựng. Theo đó, cần nghiên cứu, bổ sung, xây dựng các quy định liên quan.

- Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về Thanh tra xây dựng. Bên cạnh việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành Pháp lệnh Thanh tra xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan, thì công tác hệ thống hóa pháp luật về thanh tra xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá được tổng thể pháp luật về thanh tra xây dựng hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật về thanh tra xây dựng để trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục, hoàn thiện kịp thời.

Như đó phân tích ở phần thực trạng pháp luật về thanh tra xây dựng thì hệ thống pháp luật về thanh tra xây dựng ở nước ta còn tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau, do các cơ quan khác nhau ban hành, hiệu lực pháp lý chưa cao, có những văn bản, quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của cuộc sống, còn nhiều hạn chế, thiếu những quy định cần thiết....Do vậy, công tác hệ thống hóa pháp luật về thanh tra xây dựng dưới hình thức tập hợp hóa và pháp điển hoá là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra xây dựng cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất, trong đó các văn bản ở tầm cao hơn (trước mắt là

Pháp lệnh như đã nêu ở trên) nhằm tạo hiệu lực cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thanh tra xây dựng, khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật về thanh tra xây dựng, làm cho nội dung của nó phù hợp với yêu cầu của đời sống, có hình thức rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về thanh tra xây dựng cũng phục vụ trực tiếp cho việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về thanh tra xây dựng của các chủ thể pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng và giám sát, kiểm tra, thanh tra về hoạt động xây dựng.

Cùng với công tác hệ thống hóa pháp luật Thanh tra xây dựng, cần chú trọng công tác tổng kết thực tiễn xây dựng pháp luật về thanh tra nói chung, pháp luật về thanh tra xây dựng nói riêng gắn với thực tiễn kinh tế - xã hội, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và phát triển đô thị để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra xây dựng. Song song với việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế cho các cơ quan thanh tra xây dựng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển dụng đủ biên chế cho các cơ quan thanh tra xây dựng nhằm từng bước khắc phục tình trạng quá tải công việc hiện nay. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng cấp quận và cấp phường ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ để đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và có biện pháp khắc phục, nghiên cứu triển khai trong phạm vi toàn quốc.

- Đối với trường hợp những công trình đó xây dựng không đúng quy trình kỹ thuật, vi phạm pháp luật thì cần nghiên cứu, xử lý theo hướng: công

khai hoá những chủ đầu tư xây dựng vi phạm các quy định pháp luật xây dựng tại những nơi công cộng (Trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình vi phạm, cơ quan thanh tra xây dựng hoặc trên một số phương tiện thông tin đại chúng) nhằm tác động về mặt tinh thần, danh dự để các chủ đầu tư, chủ công trình tự giác chấp hành các quy định của pháp luật và các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng.

- Nghiên cứu cơ chế chỉ đạo, phối hợp thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn giữa các lực lượng thanh tra trong những lĩnh vực có liên quan như thanh tra xây dựng, thanh tra tài nguyên và môi trường, thanh tra giao thông vận tải hiện nay nhằm giảm thiểu những phiền hà cho các chủ công trình, nhà đầu tư trong việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng và quản lý đô thị.

- Cần ban hành quy chế hướng dẫn cụ thể về quy trình quy trình nghiệp vụ tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành xây dựng với những đặc thù lĩnh vực riêng, như chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra; trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra..., trình tự, thủ tục xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, ra văn bản kết luận thanh tra, thời hạn của mỗi cuộc thanh tra; thời hạn ra báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành và quy định về trình tự, thủ tục thanh tra của Thanh tra viên xây dựng độc lập, kiến nghị và thực hiện các chế tài xử lý sau thanh tra...

- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra xây dựng nhằm tạo cơ chế hữu hiệu cho các cơ quan thanh tra xây dựng thực thi nhiệm vụ cũng như giải quyết nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo của công dân. Như các Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Nghị định về việc bảo đảm thực hiện các kết luận thanh tra...

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)