Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng xuất phát từ yêu cầu

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng xuất phát từ yêu cầu

cầu tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế

Hợp tác quốc tế là nhu cầu, xu thế tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia trong thời đại ngày này. Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, nên liên tiếp trong các kỳ đại hội Đảng, từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng ta vẫn khẳng định vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế về kinh tế. Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000 trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta nhận định: “Quá trình quốc tế hóa kinh tế thế giới, quan hệ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật, xu thế hoà bình và hợp tác ở khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Với đường lối đổi mới và cởi mở, nước ta có thể tận dụng được những khả năng to lớn về vốn, thị trường, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của bên ngoài để bổ sung và phát huy sức mạnh trong nước”. Trên cơ sở đó, Đảng ta đó đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm tham gia tích cực vào đời sống kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ VIII tiếp tục xác định nhiệm vụ “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”, khẳng định chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường”. Đặc biệt, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã đưa ra những đánh giá về tình hình thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và nhấn mạnh nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong đó xác định rõ mục tiêu: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là nghị quyết rất quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, quá trình hội nhập cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vượt qua mới có thể tận dụng tốt cơ hội phát triển. Hội nhập vào các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, chúng ta sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thành viên, phải thực hiện các cam kết quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế cho phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế và theo một “luật chơi chung”. Hệ thống pháp luật cần được hoàn chỉnh thích hợp với các định chế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và nhiều định chế quốc tế khác đặt ra nhiều yêu cầu liên quan hoạt động đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động xây dựng mang tính chiến lược, trọng điểm. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về xây dựng nói chung pháp luật về thanh tra xây dựng nói riêng góp phần đáp ứng yêu cầu hội nhập của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)