8. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ
đối rõ nội dung quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng; nội dung của hoạt động thanh tra xây dựng; các biện pháp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn của hoạt động thanh tra xây dựng cũng cho thấy có những vướng mắc, bất cập nhất định. Ở một số nơi, các cấp chính quyền do chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của công tác thanh tra xây dựng nên chưa làm tròn trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra xây dựng ở địa phương, nhất là việc chỉ đạo cưỡng chế những công trình vi phạm pháp luật ở địa phương, thậm chí có nơi còn có sự can thiệp, cản trở cơ quan thanh tra xây dựng thi hành nhiệm vụ...
2.3.2. Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan thanh tra xây dựng các cơ quan thanh tra xây dựng
Thanh tra viên xây dựng, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan thanh tra xây dựng là những người làm việc trong các cơ quan thanh tra xây
dựng theo chức danh, công việc phù hợp với những tiêu chuẩn cụ thể mà pháp luật quy định. Theo quy định của Điều 14 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì Thanh tra viên xây dựng là người được phân công làm công tác thanh tra tại các tổ chức Thanh tra xây dựng, được bổ nhiệm, miễn nhiệm và cấp thẻ Thanh tra viên theo tiêu chuẩn Thanh tra viên xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thanh tra viên xây dựng phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
- Tiêu chuẩn của Thanh tra viên xây dựng:
Theo quy định chung, người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
+ Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
+ Có nghiệp vụ thanh tra;
+ Có ít nhất hai năm làm công tác thanh tra đối với người mới được tuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ, công chức công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít nhất một năm làm công tác thanh tra.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, đối với người được bổ nhiệm Thanh tra viên xây dựng còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cụ thể là:
+ Là Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên ngành xây dựng, có hiểu biết về pháp luật xây dựng; trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được đào tạo qua khoá học về pháp luật xây dựng;
Thanh tra viên xây dựng được xếp theo ngạch được quy định chung theo pháp luật về cán bộ, công chức.
Việc yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn Thanh tra viên xây dựng, xác định qui trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chặt chẽ nhằm từng bước tăng cường đội ngũ Thanh tra viên xây dựng tương xứng với vị trí, trách nhiệm và quyền hạn được giao, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.
Đối với những cán bộ, công chức khác làm việc trong cơ quan thanh tra xây dựng, Đội thanh tra xây dựng ở địa phương mà chưa được bổ nhiệm Thanh tra viên xây dựng chuyên ngành xây dựng thì phải có trình độ từ trung cấp chuyên ngành xây dựng trở lên hoặc chuyên ngành khác và được đào tạo qua khoá học về pháp luật xây dựng. Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, những nơi thiếu cán bộ, thì cán bộ, công chức Đội thanh tra xây dựng phải có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên và được đào tạo qua khoá học về pháp luật xây dựng.
- Nghĩa vụ, quyền hạn của Thanh tra viên xây dựng:
+ Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
+ Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên xây dựng là thành viên Đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn thanh tra; Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; Kiến nghị Trưởng Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao; Kiến nghị việc xử lý về những vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng Đoàn thanh tra,
chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo; Thanh tra viên xây dựng chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập phải xuất trình thẻ Thanh tra viên xây dựng chuyên ngành; yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép xây dựng, Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề; Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra; Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền xử lý của mình thì Thanh tra viên xây dựng chuyên ngành phải báo cáo Chánh thanh tra quyết định; Báo cáo Chánh thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Ngoài ra, do lĩnh vực đặc thù của lĩnh vực xây dựng nên pháp luật còn quy định về cộng tác viên thanh tra xây dựng. Theo quy định của Điều 15 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP thì cộng tác viên thanh tra xây dựng là người được Thanh tra Xây dựng trưng tập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra về xây dựng. Việc trưng tập, tiêu chuẩn, chế độ, trách nhiệm của cộng tác viên thanh tra xây dựng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra viên xây dựng được cấp trang phục, phù hiệu, thẻ Thanh tra viên xây dựng để sử dụng làm nhiệm vụ và được hưởng thang bậc lương riêng theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh việc quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên xây dựng như đã nêu trên, pháp luật cũng xác định trách nhiệm của Thanh tra viên xây dựng khi không thi hành đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, trì hoãn việc áp dụng các biện pháp, chế tài xử phạt, hoặc bao che, tạo điều kiện để xảy ra các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, vi phạm phẩm chất, đạo đức của Thanh tra viên xây dựng thì sẽ bị xử lý kỷ luật: cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Cụ thể là Thanh tra viên xây dựng bị cấm những hành vi sau:
+ Áp dụng hình thức phạt tiền cho tồn tại bộ phận công trình, công trình vi phạm.
+ Dung túng, bao che, không xử lý kịp thời các công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
+ Nhận tiền, hiện vật hoặc đi ăn, uống và các hoạt động khác theo lời mời của chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu xây dựng có hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm.
+ Sách nhiễu, gây khó khăn cho chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu trong thi công xây dựng công trình khi đó có đủ các hồ sơ, thủ tục, giấy phép...