PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TRA

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 55)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TRA

có cơ sở giải quyết, dẫn đến tình trạng người dân tự xây dựng không phép và chấp nhận bị xử phạt vi phạm hành chính.

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về thanh tra xây dựng nêu trên có thể rút ra một số vấn đề sau đây:

+ Phải hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng nhằm mục đích làm tăng hiệu quả công tác thanh tra xây dựng, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong hoạt động thanh tra xây dựng và phải có cơ chế pháp lý hữu hiệu đảm bảo cho hoạt động thanh tra xây dựng.

+ Việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng phải đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.

+ Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra xây dựng cần tạo cơ chế quản lý, phối hợp hữu hiệu giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động thanh tra xây dựng, tăng cường tổng kết thực tiễn để kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập, kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra xây dựng.

+ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng phải đi đôi với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra xây dựng, phải gắn với tổ chức thực hiện pháp luật với việc tăng cường đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra xây dựng.

2.3. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THANH TRA XÂY DỰNG XÂY DỰNG

Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ thống nhất quản lý công tác thanh tra xây dựng; các cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng bao gồm: Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo chức năng được giao, Bộ Xây dựng là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng và tổ chức việc thanh tra xây dựng với những nhiệm vụ như: giúp Chính phủ chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, nghị định về công tác thanh tra xây dựng; Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện công tác thanh tra xây dựng, quản lý hệ thống cơ quan thanh tra xây dựng, thực hiện thanh tra nhà nước về công tác thanh tra xây dựng; quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên xây dựng và cán bộ, công chức làm công tác thanh tra xây dựng. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng ở địa phương theo quy định pháp luật.

Thực hiện sự phân cấp về thẩm quyền trong công tác thanh tra xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong việc quản lý công tác Thanh tra xây dựng ở địa phương. Cụ thể như: chỉ đạo công tác thanh tra xây dựng, yêu cầu cơ quan thanh tra xây dựng báo cáo công tác thanh tra xây dựng ở địa phương; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế xử lý Các vi phạm pháp luật về xây dựng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị ở địa phương.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 55)