8. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng yêu cầu cấp bác hở
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng - yêu cầu cấp bách ở Việt Nam hiện nay bách ở Việt Nam hiện nay
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đó đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là “xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đồng thời, lần đầu tiên trong Hiến pháp 1992 đó ghi rõ: “Nhà nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đây chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Thực tiễn của công cuộc đổi mới những năm qua ngày càng khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu quốc tế và hội nhập quốc tế của nước ta. Xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dựa trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế. Đây là những giá trị to lớn của các dân tộc đã trở thành tư tưởng pháp lý tiến bộ làm mục tiêu cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Có thể nêu một số nguyên tắc cơ bản được thừa nhận về nhà nước pháp quyền như sau:
Một, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó pháp luật giữ địa vị tối cao trong đời sống Nhà nước và xã hội; Pháp luật phải được mọi cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành.
Hai, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, bảo đảm cho công dân sự an toàn pháp lý, được hưởng các quyền tự do cơ bản và bảo vệ họ khi các quyền đó bị vi phạm.
Ba, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó trách nhiệm giữa Nhà nước với công dân và công dân với nhà nước được xác định rõ ràng. Các cơ quan nhà nước phải hoạt động theo pháp luật, “chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân khi thi hành công vụ.
Bốn, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm đảm bảo sự kiểm tra, giám sát hoạt động quyền lực nhà nước, hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại đến lợi ích của công dân từ phía nhà nước.
Năm, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước bảo đảm thực sự chủ quyền của nhân dân. Chủ quyền của nhân dân là hình thức thể hiện cao nhất của dân chủ - quyền lực thực sự của nhân dân. Tính công khai và dân chủ bắt nguồn từ nguyên tắc này, nó tạo điều kiện cho nhân dân giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo ra tiền đề, đồng thời cũng đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về thanh tra xây dựng. Pháp luật về thanh tra xây dựng trong nhà nước pháp quyền phải được xây dựng với chất lượng cao, phù hợp với thực tế khách quan, tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để đảm bảo thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, góp phần giữ gìn kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khi bị xâm hại và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.