Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 39 - 40)

Lịch sử án lệ thế giới cho thấy, quốc gia nào nhìn nhận án lệ là một nguồn luật chính thống thì nơi đó, án lệ đóng vai trò là loại nguồn rất quan trọng của pháp luật quốc gia đó. Ngoài những ý nghĩa, vai trò như đã trình bày ở trên, án lệ - với tư cách là một nguồn trong hệ thống các nguồn pháp luật của quốc gia có những vai trò cơ bản và nổi bật sau:

Một trong những vai trò cơ bản và quan trọng nhất của án lệ trong hệ thống nguồn pháp luật quốc gia đó là, án lệ góp phần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuận lợi và thống nhất trong toàn quốc gia. Bởi lẽ, bản chất của án lệ là thường đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, vì vậy, nó thường phong phú và đa dạng hơn pháp luật thành văn. Án lệ giúp thổi một luồng sinh khí vào "thân xác" khô khan và bất động của những bản văn pháp lý, nhờ đó các đạo luật có được cuộc sống sinh động gắn liền với thực tiễn. án lệ cũng giúp tạo ra sự an toàn pháp lý cho công dân và sự ổn cố của xã hội khi mọi hành vi của các thành viên trong xã hội đều được thực hiện trong khuôn khổ ứng xử đã được xác lập như một tiền lệ.

Khi xây dựng án lệ, tòa án góp phần vào việc hoạch định đường hướng phát triển tương lai của nền luật pháp. Do việc giải thích luật được thực hiện tại từng thời điểm khác nhau, khi các điều kiện kinh tế - xã hội đã biến chuyển nhiều so với lúc ban hành luật, việc áp dụng luật để xét xử một vụ án mới không bị đóng khung trong bối cảnh cũ - điều rất thường gặp ở những vụ án kinh tế hiện nay - mà trái lại trở thành hoạt động mang tính sáng tạo, khác hẳn với công việc thụ động của các quan chức - thẩm phán hiện tại. Bằng hoạt động xét xử, tòa án mặc nhiên mở rộng việc áp dụng các đạo luật

ra ngoài phạm vi hoặc ý định ban đầu của nhà lập pháp, và chuẩn bị trước điều kiện cho việc điều chỉnh các đạo luật hiện hữu và thiết lập chương trình lập pháp cho tương lai.

Ngoài ra, khi sử dụng án lệ, người ta đã trực tiếp và gián tiếp góp phần vào công cuộc tiết kiệm, chống lãng phí pháp luật của cả quốc gia.

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)