Ưu điểm, nhược điểm của án lệ

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 30 - 33)

+ Những ưu điểm của án lệ

Việc xét xử mang tính rõ ràng; pháp luật được phát triển một cách chi tiết thông qua thực tiễn xét xử; luật pháp được cụ thể hóa qua thực tiễn.

Đề cập đến những vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, vì vậy nó thường phong phú và đa dạng hơn so với pháp luật thành văn.

Góp phần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật;

Án lệ cũng góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp thẩm phán phải giải thích và vận dụng pháp luật rất đa dạng, do pháp luật quy định không rõ ràng, quy định một cách vô lý hay đã bị lạc hậu so với tình hình thực tế mà nhà lập pháp chưa có điều kiện hay vì một lý do nào đó chưa thay thế bằng một quy định mới. Do đó chức năng bổ khuyết cho pháp luật giúp cho án lệ có vai trò lớn trong việc tạo nguồn quy phạm cho pháp luật.

Với sự trợ giúp của án lệ các vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn khi chưa có luật thành văn điều chỉnh.

Tạo sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp toà án.

Án lệ cũng góp phần nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư… do đòi hỏi của việc xét xử và tranh tụng nên họ cần phải tìm hiểu về rất nhiều án lệ.

Án lệ là biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng trong ngành tư pháp. Đối với các vụ án tương tự nhau hoặc giống nhau thì thẩm phán không thể tham nhũng để xử ưu đãi cho một bên được.

Các án lệ của Toà án tối cao cũng có đóng góp quan trọng trong việc thiết lập các biện pháp bảo đảm các quyền của công dân trong quan hệ tố tụng.

Công nhận án lệ cũng góp phần rất hiệu quả vào công cuộc tiết kiệm pháp luật và chống lãnh phí pháp luật đồng thời góp phần tích cực vào việc

tiết kiệm và chống lãng phí tài nguyên quốc gia. Hiện nay, chúng ta đang trong tình trạng quan niệm về pháp luật, nguồn pháp luật còn hạn hẹp, chưa bao quát và đúng nghĩa của pháp luật đích thực; tư duy cụ thể, cứng nhắc trên bình diện xây dựng và thực hiện - áp dụng pháp luật; chưa xác định đầy đủ mối tương quan giữa "quy tắc" (quy phạm) và nguyên tắc pháp luật, tinh thần pháp luật. Nếu áp dụng chỉ một loại nguồn pháp luật là VBQPPL thì chất lượng văn bản có tốt đến mấy cũng không thể giải quyết thỏa đáng, hợp lý, kịp thời được các vấn đề của cuộc sống đặt ra và đấy cũng là một trong những biểu hiện của sự lãng phí pháp luật, chưa thật sự tiết kiệm pháp luật - một sự tiết kiệm pháp luật có văn hóa và hiệu quả. Áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật trên nguyên tắc và trong khuôn khổ của đạo đức xã hội, tinh thần pháp quyền cũng chính là một cách thực hành tiết kiệm, giảm bớt sự lãng phí về tiền bạc, thời gian, công sức của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội, đảm bảo và gia tăng niềm tin vào công lý, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại vật chất và tinh thần, các hiện tượng hư vô pháp luật [40].

+ Những nhược điểm của án lệ

Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực trên việc áp dụng án lệ cũng có những nhược điểm nhất định. Đó là:

Sự nghiêm ngặt: án lệ bắt buộc áp dụng đã trở thành lực cản đối với sự sáng tạo của các Thẩm phán khi xét xử bởi họ phải tuân thủ án lệ một cách nghiêm ngặt.

Nguy cơ của việc so sánh không logic, tuỳ tiện giữa vụ án lệ đang xét xử với án lệ để tránh việc áp dụng án lệ cho vụ án đang xét xử.

Áp dụng phức tạp: khối lượng lớn án lệ và sự pháp tạp truy cứu chúng là khó khăn lớn đối với các thẩm phán và luật sư.

Tuy nhiên, với những ưu điểm mà án lệ mang lại cũng chính là một trong những lý do quan trọng để các quốc gia sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử của nước mình. Ngoài ra, các hạn chế của án lệ cũng đang được khắc

phục và điều chỉnh để việc áp dụng án lệ đạt được hiệu quả như mong muốn trong thực tiễn.

Việc sử dụng án lệ cũng đang được các quốc gia theo truyền thống luật thành văn thực hiện ở một mức độ nhất định. Điều đó cho thấy án lệ ngày càng có vị trí quan trọng trong các hệ thống luật thành văn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)