Kiến nghị sửa đổi pháp luật

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 86 - 87)

- Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngoài không có giá trị bắt buộc Khi cần tìm kiếm những giải pháp pháp lý trong pháp luật

3.3.1. Kiến nghị sửa đổi pháp luật

Vấn đề thừa nhận và sử dụng án lệ ở Việt Nam có liên quan đến câu hỏi "liệu có cần thiết phải sửa đổi một số quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam" để khẳng định vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật.

Có quan điểm cho rằng, án lệ có thể được chấp nhận ở Việt Nam mà không cần phải có sự thay đổi những quy định pháp luật hiện hành trong hệ thống pháp luật. Án lệ có thể được chấp nhận và sử dụng ở nước ta khi các

thẩm phán và luật sư trong cả nước coi án lệ như là một bộ phận của pháp luật khi họ cần phải giải thích và hiểu các VBQPPL thông qua việc viện dẫn đến các án lệ có liên quan. Theo đó, để thuận lợi cho việc triển khai án lệ, phù hợp với việc Việt Nam là nước theo hệ thống pháp luật thành văn cần sửa đổi bổ sung Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 và những văn bản pháp luật khác có liên quan trong pháp luật Việt Nam. Điều 134 của Hiến pháp năm 1992 nên được sửa đổi theo hướng TANDTC có thẩm quyền giải thích pháp luật và phát triển án lệ. Việc sửa đổi Điều 134, Hiến pháp năm 1992 theo hướng này sẽ làm tăng thêm thẩm quyền thực tế của TANDTC, nhưng mặt khác vai trò làm luật và giải thích pháp luật của Quốc hội sẽ không bị coi nhẹ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ vẫn là cơ quan có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh (theo Điều 91 Hiến pháp 1992). Cơ quan này sẽ thực hiện chức năng giải thích pháp luật khi cần thiết. Việc trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho TANDTC sẽ làm tăng thêm tính độc lập cần thiết cho hệ thống tòa án trong công tác xét xử và không chồng chéo với chức năng giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời Luật tổ chức TAND năm 2002 nên được bổ sung Điều 19 chức năng "giải thích pháp luật và phát triển án lệ" trong nhiệm vụ và quyền hạn của TANDTC và cần bổ sung nguyên tắc này vào trong văn bản pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính.

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)