- Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngoài không có giá trị bắt buộc Khi cần tìm kiếm những giải pháp pháp lý trong pháp luật
3.3.6. Lựa chọn án lệ khi giải quyết vụ án
Trong các hệ thống Common Law, phương pháp lập luận tương tự là một phương pháp luận cơ bản trong kỹ thuật áp dụng của thẩm phán. Việc áp dụng án lệ trong các nước thuộc hệ thống Common Law cũng không tách rời phương pháp lập luận tương tự. Tuy nhiên, trong các nước theo truyền thống Civil Law, quyết định của tòa án thường xoay quanh cơ sở pháp lý là các VBQPPL. Các án lệ được hình thành hầu hết là kết quả của hoạt động giải thích pháp luật của tòa án. Chính điều này đã làm cho việc lập luận tương tự khi áp dụng án lệ trong các nước dân luật đơn giản và dễ nhận biết hơn so với các nước Thông luật. Vì vậy, khi sử dụng án lệ ở Việt Nam, các thẩm phán cần lưu ý rằng, nội dung vụ việc mà án lệ giải quyết liên quan đến việc áp
dụng Điều luật nào trong hệ thống VBQPPL trong nước như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Thương mại năm 2005…
Ví dụ: "Tòa kinh tế TANDTC giải quyết vụ án Công ty United Concord International LTD (UCI) kiện Công ty Radiant Investment LTD (RIL). Trong vụ án này, tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan đến câu hỏi là Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2005 được hiểu như thế nào. TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng sai Điều 52 Luật Doanh nghiệp. Khi vụ án được xét xử phúc thẩm bởi Tòa Kinh tế TANDTC, Tòa án này đã giải thích và lập luận về Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo cách hiểu nội dung của Điều 52 này không được tước bỏ tính tối cao của Điều lệ doanh nghiệp mà các bên trong công ty đã thỏa thuận và đăng ký. Từ vụ án này, bản án số 82/2007/KDTM-PT, ngày 28 tháng 08 năm 2007 của Tòa Kinh tế TANDTC có thể được coi là một án lệ, bởi vì nó đã giải quyết được vấn đề chưa rõ ràng trong Điều 52 của Luật doanh nghiệp năm 2005. Trước bản án này, chưa có tòa án nào của Việt Nam giải quyết vụ việc này tương tự này.
Bởi vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, việc cân nhắc lựa chọn án lệ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Án lệ của Hội đồng thẩm phán TANDTC sẽ có giá trị cao nhất và có tính thuyết phục hơn so với các án lệ của các tòa án cấp dưới.
- Khi không có án lệ của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì các án lệ của các tòa chuyên trách của TANDTC có thể sẽ được viện dẫn [2, tr. 99].