Điều kiện bản án, quyết định trở thành án lệ

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 33)

Một bản án trở thành án lệ phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nội dung của bản án được coi là án lệ phải liên quan đến vấn đề pháp lý chưa được VBQPPL đề cập hoặc đề cập còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra án lệ là quyết định của thẩm phán trong vụ án cụ thể liên quan đến các vấn đề pháp luật mới nảy sinh hoặc một nghi vấn pháp luật. Đó là các vấn đề nảy sinh trong các vụ án có liên quan đến câu hỏi luật cần áp dụng đối với các sự kiện thực tế nảy sinh trong vụ án là gì và nó được áp dụng vào các sự kiện thực tế trong vụ án như thế nào? Thực chất vấn đề pháp luật ở đâu chưa được giải quyết, chưa có lời giải đáp trong tiễn. Do đó, khi xét xử thẩm phán đã tìm ra lời giải đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án. Có thể hiểu, thẩm phán đã sáng tạo ra pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án lệ cho các vụ việc tương lai.

Thứ hai, trong bản án phải thể hiện quan điểm đánh giá chứng cứ của thẩm phán hoặc của các thẩm phán trong Hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt ra. Nếu không có quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì không thể trở thành án lệ. Thông thường những bản án tạo thành những án lệ phổ biến gắn liền với việc các thẩm phán thể hiện quan điểm của mình đối với câu hỏi pháp luật đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát. Quan điểm của thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận khi thẩm phán có những lập luận đưa ra trong một án lệ hợp lý và có logic pháp luật. Cụm từ mà thông thường vẫn sử dụng để đánh giá tính hợp tình hợp lý

đối với thẩm phán "làm luật" sáng tạo ra pháp luật khi xét xử đó là "tính hợp lý" hay "lập luận hợp lý". Đặc điểm này là một đặc trưng rất cơ bản trong văn hóa pháp lý của các thẩm phán ở các hệ thống pháp luật bị ảnh hưởng bởi truyền thống Thông luật (Common Law).

Thứ ba, án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ vấn đề pháp lý trong các vụ việc và thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết, bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể. Nếu xét về con đường hình thành ra pháp luật thì cách tạo ra án lệ trong điều kiện này khác hẳn với công việc xây dựng luật của các nhà lập pháp. Các thẩm phán trong hệ thống Common Law đặc biệt là trong pháp luật Anh không coi công việc của họ đơn thuần là áp dụng pháp luật mà họ còn có chức năng sáng tạo ra pháp luật (qua các án lệ) để góp phần hoàn thiện pháp luật. Đối với những trường hợp dù đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh tranh chấp, thì án lệ được tạo ra chính là lời giải đáp cho việc áp dụng các quy định pháp luật chứa đựng những nguyên tắc chung trong một trường hợp cụ thể. Một thực tế hiển nhiên là văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, rất nhiều trường hợp có chứa đựng các quy phạm với cách khái quát cao và trừu tượng. Đương nhiên, các nhà lập pháp không thể tiên liệu được hết các thay đổi của điều kiện thực tế trong cuộc sống xã hội. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các thẩm phán tạo ra các án lệ khi hiểu và giải thích, áp dụng các văn bản pháp luật cũng như các đạo luật. Như vậy, án lệ do thẩm phán tạo ra luôn dựa trên cơ sở của các vụ kiện cụ thể, khi trở thành án lệ thì được các thẩm phán viện dẫn làm căn cứ giải quyết các vụ việc tương tự. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các thẩm phán viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luận hợp lý của họ.

Thứ tư, là bản án, quyết định của Tòa án cấp cao nhất và sau cùng về vấn đề pháp lý đó (thông thường là bản án, quyết định của Tòa án tối cao).

Thứ năm, án lệ được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền. Án lệ được thiết lập ngay tại tòa án, tuy nhiên không phải tòa án nào cũng tạo án lệ mà những

bản án, quyết định thuộc các tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện trở thành án lệ. Thông thường, án lệ được tạo ra bởi các tòa án cấp cao trong hệ thống tòa án của mỗi nước. Trong đó, tòa án tối cao có vị trí vô cùng quan trọng trong việc phát triển và thiết lập các án lệ thông qua thực tiễn xét xử. Thông thường và chủ yếu là bản án, quyết định của TANDTC.

Về một vấn đề pháp lý, nếu chưa có bản án, quyết định của TANDTC thì bản án, quyết định của tòa án cấp tỉnh có thể trở thành án lệ. Tương tự như vậy, nếu về vấn đề pháp lý đó mà tòa án cấp tỉnh không có bản án, quyết định nào thì bản án, quyết định của tòa cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật cũng có thể trở thành án lệ (tuy nhiên trường hợp này rất hiếm vì bản án, quyết định đó phải không có kháng cáo, kháng nghị và đáp ứng đủ ba điều kiện nêu trên). Vấn đề đặt ra là nếu về cùng một vấn đề pháp lý mà đã được giải quyết ở nhiều tòa án cấp huyện của nhiều tỉnh khác nhau thì bản án, quyết định nào là có giá trị án lệ? Có thể nói rằng, bản án, quyết định ban hành sau cùng nhất nhưng là lần đầu tiên lập luận, giải thích, giải quyết vấn đề pháp lý theo hướng đó, từ đó trở đi không có bản án, quyết định nào giải quyết theo hướng khác mà được chấp nhận (không có kháng cáo, kháng nghị hoặc có kháng cáo, kháng nghị nhưng tòa án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm về vấn đề pháp lý đó). Ở đây, tác giả muốn nói đến thứ tự ưu tiên áp dụng, viện dẫn bản án, quyết định có giá trị án lệ trong bản án, quyết định ban hành sau cũng như việc bãi bỏ bản án, quyết định có giá trị án lệ và hình thành án lệ mới. Mặt khác, tiêu chí "bản án, quyết định của tòa án cấp cao nhất và sau cùng về vấn đề pháp lý đó" chỉ được đặt ra khi chúng ta quan điểm về án lệ theo hướng viện dẫn án lệ là bắt buộc. Còn nếu việc viện dẫn án lệ chỉ mang tính tham khảo thì tiêu chí này cũng không cần thiết đặt ra vì theo hướng này thì tòa án cấp trên có thể viện dẫn án lệ của tòa án cấp dưới.

Ngoài ra, để án lệ có thể phát huy được vai trò trong đời sống pháp luật thì còn phải đáp lưu lý đến một số yếu tố như: Án lệ phải được công bố

công khai; Án lệ phải được thiết lập và sử dụng phù hợp với cơ cấu tổ chức của mỗi hệ thống tòa án; Án lệ phải được tạo thành thói quen sử dụng trong xét xử.

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)