Vai trò của án lệ trong hệ thống Dân luật

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 40)

Như chúng ta đã biết, với sự ra đời của luật La Mã và đặc biệt là bộ luật Napoleon, nhiều nước châu Âu đã chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật dân sự, hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law hay còn gọi là pháp luật châu Âu lục địa. Điểm cơ bản của hệ thống pháp luật này là nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật thành văn (statutes) do cơ quan lập pháp thông qua chứ không áp dụng án lệ của tòa án.

Trong lịch sử lập pháp của thế giới, án lệ là nguồn chủ yếu và quan trọng của hệ thống pháp luật án lệ (Anh, Mỹ,…) nhưng lại chỉ được coi là nguồn thứ yếu trong hệ thống pháp luật dân sự (Pháp, Đức,…). Án lệ không phải là một nguồn luật chính thức nhưng nó tồn tại nhu một thực tế khách quan. Nó không có hiệu lực cưỡng chế mang tính như các nguồn luật chính

thống, nhưng lại có hiệu lực ràng buộc mang tính tâm lý đối với các cơ quan áp dụng pháp luật, đặc biệt là thẩm phán (khi xét xử một vụ việc, Thẩm phán thường có xu hướng lựa chọn cách giải quyết đã từng áp dụng cho các vụ việc tương tự trước đây) và cũng là nguồn hình thành các quy tắc ứng xử trong xã hội. Án lệ đương nhiên không phải là một nguồn luật thành văn, bởi lẽ nó không được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi nhận chính thức trong một văn bản. Mặt khác, án lệ cũng không có tính chất của một nguồn luật thực chất, bởi vì các quy phạm án lệ không được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, xét trên bình diện lý thuyết về nguồn luật, án lệ không có những đặc tính cần thiết của một nguồn luật. Xét trên bình diện pháp lý, án lệ không được công nhận là một nguồn luật chính thức trong hệ thống pháp luật của các nước theo dòng luật Civil law.

Chương 2

Một phần của tài liệu Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)