- Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngoài không có giá trị bắt buộc Khi cần tìm kiếm những giải pháp pháp lý trong pháp luật
3.1.2.2. Thừa nhận án lệ là góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn
quyền và nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền con người ngày càng tốt hơn
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã tích cực đổi mới, nhưng pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện ba nhiệm vụ lớn: (1) thể chế
hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng; (2) phản ánh trung thành các lợi ích của nhân dân và tăng cường dân chủ XHCN; và (3) bảo đảm cho hoạt động quản lý của Nhà nước, mà Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội X của Đảng đã nêu. Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị có nhận định tổng quát như sau: "…nhìn chung, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống" [20]. Vì thế Nghị quyết đã nói rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp và vấn đề tổ chức thực hiện "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020".
Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ một số nhiệm vụ và giải pháp cơ bản. Trong đó có nhiệm vụ về hoàn thiện hệ thống pháp luật trong gia đoạn tới như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương, kỷ luật. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc...
Thứ hai, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước…
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật... Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp,...
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đang là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc hướng tới xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Nhìn nhận một cách tổng quát về lịch sử án lệ trên thế giới cho thấy, hầu hết các quốc gia phát triển hiện nay cả những nước theo hệ thống Thông luật và Dân luật đều thừa nhận vai trò quan trọng của án lệ trong hệ thống nguồn pháp luật của mình bên cạnh nguồn VBQPPL. Tại những quốc gia này, án lệ và VBQPPL luôn có vai trò bổ trợ và tương hỗ rất tốt cho nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ của pháp luật.
Mặt khác, hiện nay hai dòng họ Thông luật và Dân luật đang xu thế coi trọng lẫn nhau trong tiến trình hội nhập. Đây là một xu thế tất yếu là đòi hỏi khách quan. Và bởi vậy, không lẽ nào Việt Nam chúng ta lại đứng ngoài xu thế ấy.
Về mặt chủ quan, tác giả và những người ủng hộ án lệ ở Việt Nam tin rằng một hệ thống án lệ bên cạnh luật thành văn để bổ sung, hoàn thiện cho nhau sẽ giải quyết những lỗ hổng hoặc những quy định chưa rõ ràng của pháp luật trong khi những lỗ hổng này xuất hiện khá nhiều, nhất là trong lĩnh vực phi hình sự sẽ là hành động đúng đắn phù hợp với đòi hỏi của thực tế khách quan và góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.