Những tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 55)

hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nói chung và của Kiểm sát viên nói riêng… cũng còn nhiều tồn tại, bất cập cần được khắc phục, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như phục vụ quá trình cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Cụ thể:

Thứ nhất, trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt

Trong lĩnh vực kiểm sát, việc khởi tố vẫn còn để xảy ra những trường hợp khởi tố oan, sai gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như đã phân tích sơ bộ ở phần trên, kiểm sát khởi tố đặc biệt là khởi tố bị can là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. Khởi tố vụ án có căn cứ, đúng pháp luật và khởi tố bị can chính xác, đúng người, đúng tội sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động điều tra đúng hướng, toàn diện, triệt để, bảo đảm việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (bắt người, tạm giữ, tạm giam…), việc truy tố, xét xử được đúng đắn, chính xác. Ngược lại, nếu khởi tố bị can gây oan, sai sẽ là tiền đề cho những hậu quả đáng tiếc trong tố tụng hình sự như oan sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử. Là cơ quan được pháp luật giao quyền hạn, trách nhiệm quyết định và kiểm sát việc khởi tố, bảo đảm cho việc khởi tố đúng pháp luật, có căn cứ nhưng nhiều Viện kiểm sát và các Kiểm sát viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò, quyền hạn và trách nhiệm này. Quá trình kiểm sát việc khởi tố chưa chặt chẽ, nhất là đối với những trường hợp tội phạm có liên quan đến các giao dịch dân sự, kinh tế để xảy ra tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế và ngược lại, gây ảnh hưởng xấu tới nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn do Cơ quan điều tra áp dụng ở giai đoạn đầu hoặc trong quá trình điều tra các vụ án, cũng còn nhiều sai sót đáng tiếc. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, các Kiểm sát viên phải kiểm tra, giám sát kịp thời, chặt chẽ các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra áp dụng (đặc biệt là việc bắt người trong các trường hợp), việc tạm giữ, tạm giam. Phải đảm bảo các biện pháp ngăn chặn nêu trên được thực hiện là cần thiết có căn cứ đúng pháp luật. Phải kịp thời phát hiện ra các trường hợp oan sai, thiếu căn cứ để đề xuất lên lãnh đạo các đơn vị Viện kiểm sát ra các quyết định hủy bỏ, từ chối phê chuẩn hoặc trả tự do… để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, khắc phục kịp thời và khôi phục các quyền và

lợi ích hợp pháp bị xâm phạm cho họ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau thuộc về trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên, nên trong giai đoạn vừa qua tình trạng bị khởi tố, bị tạm giữ, tạm giam oan và sai vẫn đã xảy ra. Theo báo cáo của Bộ Công an sau khi khảo sát 61 địa phương trên toàn quốc với thời điểm từ năm 1995 đến 2000 thì đã có: 61 trường hợp bắt oan, 1.769 trường hợp bắt sai; trong đó bắt khẩn cấp 20 trường hợp, bắt tạm giam 17 trường hợp, bắt sau khi tự thú 2 trường hợp, còn lại là bắt quả tang (bắt quả tang, tạm giữ hình sự rồi chuyển xử lý hành chính) [3].

Đặc biệt có những trường hợp người bị "nghi" là thực hiện tội phạm đã bị tạm giam, gia hạn tạm giam kéo dài suốt quá trình điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử. Nhưng khi xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã tuyên bố các bị cáo không phạm tội và được trả tự do tại phiên tòa. Đơn cử như cuối tháng 7 năm 2008 Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) sau khi xét xử đã tuyên 16 bị cáo (bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương truy tố và ủy quyền cho Viện kiểm sát nhân dân thị xã Thủ Dầu Một thực hành quyền công tố) đã không phạm tội. Trong số 16 bị cáo này có đến 12 người đã bị bắt, giam từ 7 đến 12 tháng để điều tra.

Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, vẫn còn tình trạng các Kiểm sát viên chưa bám sát và phối hợp với Cơ quan điều tra và Điều tra viên để kiểm tra giám sát các hoạt động điều tra, đảm bảo các hoạt động điều tra công khai theo tố tụng được thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong thực tế vẫn còn tình trạng chưa kịp thời đề ra yêu cầu điều tra hoặc đề ra yêu cầu điều tra, gửi cho Điều tra viên rồi để đấy, không kiểm tra đôn đốc việc thực hiện. Vì vậy, không kịp thời nắm được diễn biến và kết quả điều tra trong từng giai đoạn, từng hoạt động điều tra cụ thể, không kịp thời phát hiện ra các sai sót, vi phạm tố tụng để yêu cầu Điều tra viên khắc phục hoặc hoàn thiện. Bên cạnh việc đảm bảo cho các hoạt động điều tra được thực

hiện đúng theo quy định của pháp luật thì các hoạt động kiểm sát của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra vụ án còn hướng tới một mục đích rất quan trọng khác là đảm bảo hoạt động điều tra phải thu thập được một cách đầy đủ các chứng cứ (gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội), phải đáp ứng được những yêu cầu được quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Có như vậy, sau khi kết thúc điều tra đối với vụ án, Viện kiểm sát mới có căn cứ để quyết định truy tố hay không truy tố. Viện kiểm sát chỉ có thể quyết định truy tố (dưới hình thức ban hành cáo trạng) một hoặc nhiều bị can ra trước Tòa án để xét xử, khi đã có trong tay đầy đủ chứng cứ chứng minh người đó đã thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự và người đó đã có đầy đủ các điều kiện để phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, theo cung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 các Tòa án nhân dân trên toàn quốc đã phải trả lại hồ sơ cho các cơ quan Viện kiểm sát để điều tra bổ sung vì các lý do. Số liệu cụ thể như sau:

Năm 2003 trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung: 1.867 vụ Năm 2004 trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung: 1.867 vụ Năm 2005 trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung: 1.941 vụ Năm 2006 trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung: 3.063 vụ Năm 2007 trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung: 3.297 vụ

Sáu tháng đầu năm 2008 trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung: 1.361 vụ. Theo quy định của Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự thì thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:

- Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

- Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;

- Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Như vậy, cho dù Tòa án trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung thuộc trường hợp nào đi nữa trong ba trường hợp đã nêu ở trên theo quy định của Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự, thì Kiểm sát viên của Viện kiểm sát được phân công thụ lý giải quyết vụ án đều ít nhiều có lỗi trách nhiệm, lỗi thao tác nghiệp vụ. Lẽ ra những vấn đề trên phải được triệt tiêu trước khi vụ án được chuyển sang Tòa án để xét xử - nếu đội ngũ Kiểm sát viên đảm bảo có năng lực, trình độ tốt và tinh thần trách nhiệm cao khi giải quyết các vụ án hình sự. Chính vì vậy, không phải là không có cơ sở khi một trong các biện pháp mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương là, đưa ra chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ án phải trả lại để điều tra bổ sung trong chương trình công tác kiểm sát hàng năm, lấy chỉ tiêu này để khống chế và làm tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá chất lượng công tác đối với các đơn vị Viện kiểm sát và cá nhân các Kiểm sát viên. Đơn vị nào có tỷ lệ án do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung dưới 2% số án đã truy tố chuyển sang tòa án là đạt yêu cầu.

Thực tế hiện nay, ở không ít các Viện kiểm sát nhân dân còn xảy ra tình trạng: vì các lý do khác nhau, không ít các Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án cụ thể song không nắm chắc toàn bộ nội dung, diễn biến, các tình tiết của vụ án, những vấn đề ngóc ngách của tội phạm, những vấn đề đằng sau hành vi phạm tội. Chỉ đến khi vụ án đã kết thúc điều tra, hồ sơ vụ án được chuyển từ Cơ quan điều tra sang Viện kiểm sát, lúc đó Kiểm sát viên mới tập trung nghiên cứu. Song vì không bám sát vụ án ngay từ đầu, không trăn trở với những vấn đề của từng vụ án và phần vì không có thời gian (Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự đã khống chế

thời hạn giải quyết vụ án của Viện kiểm sát kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra) nên việc nắm bắt về vụ án không thể đầy đủ, cặn kẽ, kịp thời. Như vậy, chất lượng giải quyết vụ án sẽ rất hạn chế. Những yêu cầu về tính khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật trong việc đề xuất và ban hành các quyết định như: truy tố, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án..v.v. sẽ không được đảm bảo.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì các hoạt động điều tra cụ thể mà Điều tra viên của Cơ quan điều tra tiến hành trong quá trình được phân công điều tra vụ án hình sự, bao gồm khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, hỏi cung bị can; trưng cầu giám định, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, thực nghiệm điều tra v.v... Những hoạt động này không nằm ngoài mục đích thu thập các chứng cứ (buộc tội và gỡ tội) và giải quyết những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong những hoạt động điều tra này, có những hoạt động Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia để kiểm tra giám sát (như khám nghiệm trong các trường hợp), có những hoạt động Kiểm sát viên có thể tham gia cùng Điều tra viên khi thấy cần thiết; có những trường hợp Kiểm sát viên cần tiến hành trực tiếp và độc lập (như hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai của những người tham gia tố tụng). Như vậy, luật cho phép Kiểm sát viên tham gia một cách sâu rộng vào quá trình tố tụng trước khi Cơ quan Viện kiểm sát có quyết định xử lý vụ án. Quy định như vậy là tạo cho Kiểm sát viên có một "không gian" hoạt động để đảm bảo cho họ thực hiện tốt quyền công tố và kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra hình sự. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn tình trạng không ít các Kiểm sát viên còn thụ động, mới chỉ dừng lại ở việc kiểm sát trên hồ sơ tài liệu, chủ quan, quá tin tưởng vào các tài liệu có trong hồ sơ do Cơ quan điều tra chuyển sang. Vì vậy, đã không đánh giá hết bản chất của vụ án, không phát hiện ra những mâu thuẫn

giữa chứng cứ tài liệu và thực tế khách quan, không phát hiện ra những vi phạm của Điều tra viên như: bức cung, nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án v.v… Chính những sai sót thuộc về năng lực và trách nhiệm của một số Kiểm sát viên như đã nêu đã dẫn tới việc giải quyết một số vụ án gặp khó khăn, bế tắc, quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm. Làm giảm lòng tin của nhân dân vào hiệu lực và hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố tụng. Điển hình cho các vụ án thuộc trường hợp này là các vụ như: vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên đường Láng - Hòa Lạc tại Hà Nội; vụ Lê Bá Mai phạm tội "giết người, hiếp dâm" tại Bình Phước; vụ tham nhũng đất ở Đồ Sơn Hải Phòng; vụ Lê Ngọc Kiều phạm tội "chứa mại dâm" ở Long an; vụ đưa và nhận hối lộ tại công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico); vụ án vườn điều tại Bình Thuận.

Thứ hai, trong công tác thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ

thẩm hình sự.

Phạm vi của hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được bắt đầu từ khi bản cáo trạng (quyết định truy tố) của Viện kiểm sát cùng hồ sơ vụ án được chuyển sang tòa án cho đến khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc bị kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ vụ án được chuyển lên Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát (và theo đó là của Kiểm sát viên được phân công) trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đã được quy định tại Chương 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Điều 16 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các điều 206, 207, 217 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; thì tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ:

- Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải

quyết vụ án. Đây là sự cáo buộc công khai tại phiên tòa.

- Thẩm vấn để làm rõ những vấn đề có liên quan đến hành vi phạm tội

của bị cáo, nhằm chứng minh những tài liệu, chứng cứ trong việc truy tố của Viện kiểm sát.

-Thực hiện việc luận tội; Luận tội của Kiểm sát viên thể hiện quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra, đề nghị việc áp dụng hình phạt với từng bị cáo theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 55)