yêu cầu cải cách tƣ pháp hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao phó (thông qua các quy định của pháp luật và các quy định của ngành kiểm sát). Đòi hỏi mỗi cá nhân Kiểm sát viên phải hội tụ nhiều phẩm chất, nhiều tiêu chí khác nhau. Những yêu cầu thuộc về tố chất bên trong này của Kiểm sát viên không phải là cố định, bất di bất dịch mà nó phải được bổ sung cho thích hợp, phù hợp với từng giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền như hiện nay.
Như đã trình bày ở trên, tuy có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với đội ngũ Kiểm sát viên để họ thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Song về cơ bản và xuyên suốt, có hai yêu cầu phải đề cập tới đó là vấn đề đạo đức và vấn đề năng lực, trình độ.
Thứ nhất, về đạo đức.
Vấn đề đạo đức không phải là một vấn đề mới mẻ song cần phải tiếp tục khẳng định vị trí thượng tôn của nó đối với mỗi cá nhân trong xã hội, để một xã hội phát triển theo hướng tích cực. Trong xã hội chúng ta, để hoàn thiện chuẩn mực về đạo đức đòi hỏi mỗi thành viên vừa phải đáp ứng được yêu cầu của vấn đề đạo đức làm người nói chung và đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Hồ Chủ tịch đã dạy: "Người có tài mà không có đức là người bỏ đi".
Quả đúng là như vậy khi xem xét vấn đề đạo đức đối với đội ngũ Kiểm sát viên/Công tố viên. Đội ngũ này được Đảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ cầm cân nảy mực, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đảm bảo không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm... Với vai trò và địa vị pháp lý của mình khi tiến hành tố tụng hình sự mà đạo đức phẩm chất sa sút, hay tai hại hơn là thoái hóa biến chất xảy ra đối với Kiểm sát viên, thì thật là nguy hiểm. Trong khi thực thi pháp luật, đôi khi ranh giới giữa chấp pháp và vi phạm pháp luật, giữa xử lý tội phạm và trở thành kẻ phạm tội là rất mong manh. Trong ngành Kiểm sát nhân dân đã từng xảy ra những bài học đau xót về sự sa sút phẩm chất đạo đức từ những đảng viên, Kiểm sát viên có bề dày công tác và cống hiến, có kinh nghiệm và được giao nắm giữ những cương vị khác nhau, đã trở thành những kẻ tiếp tay cho tội phạm, tiếp tay cho cái xấu, cái ác để rồi trở thành kẻ tội đồ, phải chịu trách nhiệm hình sự. Điển hình là những trường hợp của: Dương Văn Thân (nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La), Vũ Bá Phong (nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Thập Nhất (nguyên Trưởng phòng Kiểm sát giam giữ, cải tạo - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội), Phạm Sĩ Chiến (nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) v.v...
Đội ngũ Kiểm sát viên của hệ thống Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân hiện nay cần phải là những người dũng cảm, trung thực bảo vệ pháp luật, bảo vệ lẽ phải. Trong mọi sự lựa chọn vấn đề chấp pháp phải được đề cao đầu tiên. Bên cạnh đó họ phải là những người có nghị lực, có bản lĩnh, vượt qua được và đứng vững trước những cám dỗ thuộc về mặt trái của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, lòng nhân ái, thái độ khách quan, nhìn nhận đánh giá con người và sự việc theo hướng biện chứng, tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn đoàn kết nội bộ và xây dựng ngành…cũng là những yếu tố cần phải có thuộc về phạm trù đạo đức, phẩm chất của đội ngũ Kiểm sát viên. Đội ngũ này cần tiếp tục phấn đấu và thực hiện theo lời Hồ Chủ tịch đã dạy: "Cán bộ
kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn".
Thứ hai, về năng lực, trình độ, thái độ, trách nhiệm.
Hồ Chủ tịch đã dạy: "Người có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó". Vấn đề năng lực, trình độ của đội ngũ Kiểm sát viên là vấn đề cơ bản
quyết định kết quả, hiệu quả công tác của Kiểm sát viên nói riêng và của toàn ngành Kiểm sát nói chung. Để có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công tác đối với mỗi Kiểm sát viên trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi phải thực hiện hai vấn đề thuộc về các yếu tố khách quan và chủ quan như sau:
Về khách quan, đòi hỏi đội ngũ Kiểm sát viên phải được đào tạo, học
tập kiến thức pháp luật một cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Hiện nay, Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 đã đưa ra một trong những điều kiện bắt buộc (mang tính tối thiểu) - Để bổ nhiệm vào chức danh Kiểm sát viên thì người được bổ nhiệm phải có trình độ cử nhân luật. Ngoài ra, theo tinh thần chung đã được triển khai trong ngành Kiểm sát thì, khi tuyển dụng công chức để chọn người vào ngành, chỉ chọn những người tốt nghiệp cử nhân luật hệ chính quy. Bên cạnh đó, ngành kiểm sát cũng cần phải quan tâm rõ ràng và cụ thể hơn nữa nhằm, nâng cao trình độ của đội ngũ Kiểm sát viên như: khuyến
khích việc theo học sau đại học, tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề đào tạo bổ sung kiến thức cho Kiểm sát viên, tăng cường mở các khóa huấn luyện, tập huấn để bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên. Phát triển và nâng cao kiến thức cho Kiểm sát viên về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới.
Về chủ quan đòi hỏi mỗi Kiểm sát viên phải không ngừng tự học hỏi,
tích lũy kinh nghiệm về kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên ngành và kiến thức cuộc sống nói chung. Thực tế cho thấy, vấn đề kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm thực tiễn có vai trò rất quan trọng trong giải quyết án hình sự. Khi nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển của ngành kiểm sát, đã có rất nhiều điển hình cá nhân, khi vào ngành đã không được hoặc chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật. Song trong quá trình công tác họ đã tự học hỏi phấn đấu vươn lên, tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức phục vụ công tác, đã đảm trách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó. Đặt vấn đề như vậy không phải là quá đề cao vấn đề thực tiễn và xem nhẹ vấn đề đào tạo, trang bị lý luận - mà ở đây muốn khẳng định rõ hơn tầm quan trọng của yếu tố tự thân hoàn thiện và phát triển của Kiểm sát viên về năng lực và trình độ…nhằm phục vụ các yêu cầu của ngành kiểm sát trong quá trình cải cách tư pháp.
Như vậy, những yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp để đảm bảo Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũng như làm cơ sở cho giải pháp tăng cường quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm cho Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng là những yêu cầu mang tính đồng bộ. Nó bao gồm việc cải tổ, đổi mới toàn bộ tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Cơ quan Tòa án và của chính cơ quan Viện kiểm sát. Bên cạnh đó còn có yêu cầu đặt ra đối với chính đội ngũ Kiểm sát viên. Đó là vấn đề phải nâng cao năng lực, trình độ đi đôi với việc đảm bảo giữ vững và đề cao đạo đức, phẩm chất, tư cách của đội ngũ này nói chung và mỗi cá nhân Kiểm sát viên nói riêng.
Chương 2