CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG NÓI CHUNG VÀ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NÓI RIÊNG
- Đối với Cơ quan điều tra: các Cơ quan điều tra cần được tổ chức,
sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, Nghị quyết chỉ rõ: "Nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát
và hoạt động điều tra tố tụng hình sự" [11]. Trong cải cách tư pháp, sắp xếp
bộ máy cơ quan điều tra như thế nào cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay và những năm tiếp theo là một trong những việc rất khó, không thể tuỳ tiện. Chính vì vậy mà Nghị quyết 49-NQ/TW việcg áp đặt ngay việc tổ chức sắp xếp lại Cơ quan điều tra mà đã đưa ra một lộ trình là: "Nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện" để tổ chức lại Cơ quan điều tra. Trong tương lại hệ thống Cơ quan điều tra hình sự trên toàn quốc cần phải là một hệ thống chung, duy nhất và thống nhất từ trên xuống dưới. Có như vậy, thì hoạt động điều tra và các Điều tra viên mới không còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi các quan hệ hành chính, mà chỉ tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó, với một hệ thống Cơ quan điều tra thống nhất và độc lập thì hiệu quả hoạt động điều tra chắc chắn sẽ cao hơn, sự chỉ đạo hoạt động điều tra hình sự trên toàn quốc sẽ đơn giản hơn, tính liên thông và hỗ trợ nhau giữa các đơn vị điều tra tội phạm sẽ tốt hơn. Với một Cơ quan điều tra như vậy sẽ khắc phục được tình trạng manh mún, cồng kềnh và phức tạp với sự phụ thuộc vào nhiều loại Cơ quan chủ quản như hệ thống Cơ quan điều tra hiện hành.
Không phải không có cơ sở khi có quan điểm cho rằng: Trong những năm gần đây, nước ta được các nước trên thế giới và khu vực đánh giá là quốc gia có độ an toàn cao là do hoạt động có hiệu quả của Cơ quan điều tra. Đạt được kết quả như vậy cũng là do các Cơ quan điều tra được tổ chức rộng khắp ở mọi nơi, mọi lúc, ứng phó kịp thời với mọi biến động của các loại tội phạm. Do vậy, việc thu gọn đầu mối Cơ quan điều tra các cấp từ Trung ương xuống
địa phương có lẽ sẽ có thể làm giảm hiệu quả phát hiện, điều tra khám phá tội phạm trong tình hình số lượng các vụ phạm tội ngày càng trở lên phức tạp về hình thức và cơ cấu.
Tuy nhiên, khi tham khảo kinh nghiệm và nghiên cứu mô hình tổ chức, hiệu quả hoạt động của hệ thống Cơ quan điều tra ở một số quốc gia thì thấy: nhiều quốc gia có hệ thống Cơ quan điều tra được tổ chức thống nhất, độc lập từ trung ương tới địa phương song hiệu quả điều tra, đấu tranh trấn áp tội phạm không hề yếu kém. Như vậy, vấn đề ở đây là làm sao phải đảm bảo một hệ thống Cơ quan điều tra chung, duy nhất và thống nhất, đáp ứng được các yêu cầu về: quy mô (số lượng), khả năng (chất lượng), cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật (điều kiện)… để hoạt động có hiệu quả, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các loại tội phạm.
- Cần nghiên cứu xây dựng cơ chế về thực hiện quyền công tố trong
giai đoạn điều tra mỗi vụ án, theo đó, các Công tố viên/ Kiểm sát viên phải có
chức năng lãnh đạo các cuộc điều tra đối với các vụ án hình sự, các Điều tra viên phải chịu sự chỉ đạo của Công tố viên/Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án. Nguyên tắc này (công tố chỉ đạo điều tra) là mấu chốt, là điều kiện cơ bản để nâng cao và thực hiện đúng vai trò của công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp.
- Đối với Cơ quan Tòa án, cần khẩn trương thực hiện các bước như:
hoàn thiện các đề án, triển khai thực hiện thí điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự cho việc thành lập các Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa thượng thẩm, Tòa án nhân dân tối cao theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW. Ngành Tòa án cần được bổ sung, tăng cường về số lượng, đội ngũ Thẩm phán cũng như đi đôi với nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ này. Cần nghiên cứu và áp dụng việc tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kỳ hạn đối với chức danh Thẩm phán. Cần nghiên cứu và thực hiện việc tăng quyền hạn cho đội ngũ Thẩm phán trong quá trình tiến hành tố
tụng như: sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo (hiện nay theo Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì quyền này chỉ thuộc Chánh án, Phó Chánh án).
Cần bãi bỏ chế độ duyệt án (dưới mọi hình thức) trước khi xét xử vụ án. Một vụ án cho dù được xác định có quan trọng hay nghiêm trọng đến đâu thì vấn đề xác định có tội hay không có tội của bị cáo, vấn đề hình phạt được áp dụng đối với bị cáo… chỉ có thể được xác định và quyết định tại phiên tòa xét xử, trong khi thảo luận nghị án.
Cần trao cho thẩm phán quyền giải thích pháp luật. Ở phần lớn các nước Thẩm phán có quyền giải thích pháp luật, nhưng ở nước ta, Thẩm phán không được thừa nhận có quyền này mà thẩm quyền giải thích pháp luật được trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều này có nhiều bất hợp lý, vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại ban hành văn bản giải thích chính văn bản của mình thì có khác gì hoạt động lập pháp sửa đổi bổ sung. Chân lý luôn mang tính cụ thể nên giải thích pháp luật thường phát sinh từ một vụ việc xảy ra trên thực tế mà các quy phạm trước đó chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chưa cụ thể. Chính các Thẩm phán là người thường gặp các vụ việc này nhất, nếu Thẩm phán không có chức năng giải thích pháp luật trong những trường hợp này thì quyền lợi của công dân lại phải chờ sự giải thích luật từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chủ thể khác [17].
Nói đến cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp thì phải coi cơ quan Tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm. Khi thực hiện chức năng xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm hình sự nói riêng thì chính các Thẩm phán chứ không phải là ai khác là người ở vị trí trung tâm. Như vậy, theo một nghĩa chung, cải cách tư pháp là một sự thay đổi nhằm tạo ra những điều kiện, tiền đề, môi trường để Thẩm phán thực hiện chức năng xét xử một cách tốt nhất; công bằng, dân chủ và văn minh nhất. Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ
quan Tòa án cũng như việc tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tạo ra những điều kiện tốt để cho Thẩm phán thực hiện tốt chức năng xét xử phải được thực hiện đồng bộ với việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện đồng bộ với việc tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên.
- Đối với hệ thống cơ quan Viện kiểm sát, theo Nghị quyết 49-NQ/TW,
sau năm 2020, Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghị quyết 49-NQ/TW chỉ rõ: tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Như vậy, hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát trong tương quan với hệ thống tổ chức Tòa án sẽ được xác định gồm có 4 cấp như sau:
- Viện kiểm sát sơ thẩm khu vực được tổ chức tương đương với Tòa án sơ thẩm khu vực, được tổ chức tại một hoặc một số đơn vị cấp huyện. Viện kiểm sát sơ thẩm khu vực sẽ được thành lập trên cơ sở một hoặc một số Viện kiểm sát cấp huyện trong phạm vi địa hạt tư pháp của Tòa án sơ thẩm khu vực.
- Các Viện kiểm sát phúc thẩm được tổ chức tương đương với các Tòa án phúc thẩm. Viện kiểm sát phúc thẩm sẽ được thành lập chủ yếu trên cơ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi địa hạt tư pháp của Tòa án phúc thẩm.
- Các Viện kiểm sát cấp cao được tổ chức theo khu vực tương đương với các Tòa thượng thẩm.
- Viện kiểm sát tối cao được tổ chức tương đương với Tòa án tối cao. Cùng với việc nêu rõ Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Các Nghị quyết của Đảng cũng chỉ rõ phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Như vậy, hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát phải
phù hợp cả với hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra, đảm bảo khả năng tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ liên tục hoạt động công tố với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Sự phù hợp của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra về mặt tổ chức là bảo đảm quan trọng, có tính quyết định cho hiệu quả, chất lượng hoạt động công tố.
Về vị trí của Viện kiểm sát trong hệ thống bộ máy nhà nước và chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn sắp tới và về tương lai lâu dài, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng: tại sao chúng ta lại nhất định phải "Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố"; tại sao lại thu hẹp chức năng, thẩm quyền Viện kiểm sát mà không là nghiên cứu đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát để cơ quan này thực hiện tốt chức năng công tố và là cơ quan có chức năng chuyên kiểm sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Vấn đề vị trí của Cơ quan Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước cũng như vấn đề chức năng của nó có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối và quyết định vấn đề vị trí vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ Kiểm sát viên cũng như vấn đề thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ này. Nghị quyết 49-NQ/TW nêu rõ: "Trước mắt Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của
công tố trong hoạt động điều tra" [11]. Tại Báo cáo số 16-BC/CCTP ngày
5/9/2007 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương "Báo cáo kết quả
nghiên cứu về cải cách tư pháp tại Canada, Trung Quốc và Nhật Bản" của
đoàn công tác Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cũng đã khẳng định: Đối với Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống Viện kiểm sát theo cơ cấu ngành dọc để đảm bảo tính độc lập trong công tác chuyên môn, việc xây dựng mô hình Viện Công tố trực
thuộc Chính phủ, chỉ đạo Cơ quan điều tra cần nghiên cứu thận trọng, không nóng vội.
Như vậy, trong tương lại việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố là một nhiệm vụ của công cuộc cải cách tư pháp. Việc chuyển đổi nêu trên là một tất yếu vì hai lý do: Thứ nhất: Việc chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố là một quan điểm chỉ đạo của Đảng mà Nhà nước và xã hội - về nguyên tắc, buộc phải chấp hành, thực hiện. Thứ hai: Xét về góc độ lý luận và khoa học pháp lý về tổ chức quyền lực Nhà nước thì các hoạt động điều tra và buộc tội luôn mang trong mình tính hành pháp. Vì vậy, Viện kiểm sát thực hiện chức năng buộc tội không thể trực thuộc cơ quan lập pháp.
Để tăng cường quyền hạn (đi đôi với trách nhiệm) của đội ngũ Kiểm sát viên, để cho đội ngũ này hoạt động độc lập và có hiệu quả hơn. Về lâu dài Viện kiểm sát các cấp cần chuyển thành Viện công tố. Theo đó, nó chỉ thực hiện chức năng công tố trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Xuất phát từ trách nhiệm trung tâm và cuối cùng của Viện công tố trong chức năng truy tố, buộc tội. Nên về nguyên lý, Viện công tố phải đồng thời là cơ quan chỉ đạo hoạt động điều tra. Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra theo yêu cầu của Viện công tố; mọi kết luận điều tra đều phải có phê chuẩn của Viện công tố mới có giá trị pháp lý. Tại phiên tòa, công tố viên thực hiện chức năng buộc tội, tham gia tranh tụng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những chứng cứ buộc tội thu thập được trong quá trình điều tra. Cơ chế này đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất và liên tục của quy trình tố tụng tư pháp, nâng cao chất lượng truy tố và tranh tụng của công tố viên tại phiên tòa.
Như vậy, những kiến nghị giải pháp tăng cường quyền hạn cho đội ngũ Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng bao gồm 5 vấn đề. Đó là:
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức của các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan Viện kiểm sát nói riêng;
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tăng quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng;
- Bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến tăng quyền hạn, trách nhiệm cho Kiểm sát viên;
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ Kiểm sát viên;
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện công tác và đãi ngộ Nhà nước đối với đội ngũ Kiểm sát viên.
Năm vấn đề (tương ứng với năm nhóm giải pháp) nêu trên phải được thực hiện đồng bộ, mang tính bổ sung, hỗ trợ nhau. Năm nhóm giải pháp như trên phải được thực hiện gắn liền với việc thực hiện các chủ trương, giải pháp chung để cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Những giải pháp nêu trên không thể chỉ do các cơ quan tư pháp hoặc ngành kiểm sát tổ chức thực hiện mà đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của tổ chức thực hiện cấp Nhà nước và đòi hỏi tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân đồng lòng thực hiện.
KẾT LUẬN
Trong chế độ Nhà nước pháp quyền, không thể thiếu một nền tư pháp công minh, độc lập, vững mạnh, hiệu quả trong khi đó nền tư pháp Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế cố hữu cần khắc phục như: tổ chức các cơ quan tư pháp chưa hợp lý, tình trạng điều tra, truy tố, xét xử oan sai vẫn còn xảy ra; tình trạng thiếu dân chủ, áp đặt, quy chụp, án bỏ túi, án tại hồ sơ vẫn còn tồn tại... Chính vì vậy, để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách tư pháp. Cải cách tư pháp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nằm trong định hướng chung của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Không phải cho đến khi có Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, chúng ta mới chủ trương cải cách tư pháp. Với việc sửa đổi Hiến pháp vào năm 2001, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã có một cơ chế Hiến định. Sau đó ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ra Nghị