KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 41 - 44)

DÂN VÀ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân (không tính các Viện

kiểm sát quân sự), hiện nay trên phạm vi toàn quốc có 743 Viện kiểm sát, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 64 Viện kiểm sát cấp tỉnh và 678 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Về cơ cấu tổ chức, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có: - Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát Quân sự Trung ương;

- Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế- chức vụ; - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự và trật tự xã hội;

- Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng; - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy; - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh; - Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự;

- Vụ kiểm sát việc tạm giữ- tạm giam- quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù;

- Vụ kiểm sát giải quyết các vụ án về dân sự; - Cục điều tra;

- Vụ khiếu tố;

- Vụ kiểm sát thi hành án;

- Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính- kinh tế- lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

- Các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm (hiện tại có 3 đơn vị là: Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh);

- Văn phòng, Viện khoa học kiểm sát, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Thống kê tội phạm, Ban Thanh tra, Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

Các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ cấu tổ chức gồm có Ủy ban kiểm sát, các phòng nghiệp vụ (việc tổ chức các phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là không đồng bộ như nhau) về cơ bản có các phòng sau: Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án ma túy; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự; Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động; Phòng kiểm sát thi hành án; Phòng khiếu tố; Phòng thống kê tội phạm; Phòng tổ chức cán bộ, Văn phòng tổng hợp.

Các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ cấu tổ chức gồm ba bộ phận công tác: Bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử

và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án; Bộ phận văn phòng tổng hợp, thống kê tội phạm, khiếu tố.

Về đội ngũ Kiểm sát viên. Tại thời điểm tháng 01/2008, toàn ngành

kiểm sát có: 11.760 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức. Trong số này có 10.428 Kiểm sát viên, cán bộ, công chức làm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 165 Kiểm sát viên, 8 Điều tra viên cao cấp; 64 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có 2.266 Kiểm sát viên; 678 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có 3.988 Kiểm sát viên. Qua khảo sát cho thấy, mặc dù luôn có sự thay đổi do thuyên chuyển và điều động trong nội bộ các đơn vị Viện kiểm sát, song tại 64 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và 678 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên toàn quốc, số Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra kiểm sát xét xử sơ thẩm các loại án hình sự luôn chiếm số lượng lớn, tỷ lệ cao so với số Kiểm sát viên làm công tác nghiệp vụ kiểm sát khác.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm sát viên, trong số 10.428

Kiểm sát viên, cán bộ làm nghiệp vụ kiểm sát có 8.754 người có trình độ cử nhân luật và trên cử nhân trở lên chiếm 84%. Trong số này có 21 tiến sĩ, 109 thạc sĩ và 892 người đạt trình độ cao đẳng kiểm sát chiếm 8,5%.

Về lý luận chính trị, trong số 10.428 người đã nêu ở trên có 1.608 người đạt trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị- chiếm 15,5%; có 5.170 người đạt trình độ trung cấp chính trị, chiếm 50%.

Mặc dù Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 đã quy định một trong những điều kiện bắt buộc để được bổ nhiệm Kiểm sát viên là phải tốt nghiệp cử nhân luật và theo văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương Đảng về phân loại và xác định trình độ lý luận chính trị thì người tốt

nghiệp cử nhân luật hoặc cử nhân một số ngành khoa học xã hội được xác định là tương đương trung cấp chính trị. Song khi điểm qua những số liệu thực tế đã nêu ở trên, có thể thấy, vẫn còn tình trạng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân chưa đạt trình độ cử nhân luật và chưa đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trung cấp. Đây là một vấn đề tồn tại từ trước khi có Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 cho đến nay mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa kiên quyết triệt tiêu được. Đây cũng là một yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ Kiểm sát viên trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)