BỒI DƢỠNG, ĐÀO TẠO, BỔ SUNG NHỮNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CHO

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 90)

MÔN NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CHO KIỂM SÁT VIÊN

Để nâng cao chất lượng, đội ngũ Kiểm sát viên nói chung và các Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, xét xử án hình sự nói riêng, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo nội dụng Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thì việc tiếp tục bồi dưỡng đào tạo, bổ sung những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm sát viên là một giải pháp bắt buộc.

Ngày 28/5/2008 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-VKSNDTC-V9 về nhiệm vụ học tập của cán bộ công chức ngành kiểm sát đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó các mục tiêu, chương trình và nội dung học tập, đào tạo được đặt ra cho các giai đoạn và các chức danh trong ngành kiểm sát. Đáng chú ý là ngoài phần học tập, đào tạo để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chỉ thị cũng đặt ra yêu cầu về nâng cao trình độ về chính trị, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, chuyên sâu tin học, ngoại ngữ. Chỉ thị cũng yêu cầu nhiệm vụ học tập để chuẩn hóa và nâng cao trình độ cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân phải gắn liền với yêu cầu của cuộc vận động "Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và rèn luyện 5 đức tính

của người cán bộ kiểm sát là’ "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn".

Đối với đội ngũ Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác thực hành quyền công tố trong các giai đoạn điều tra, xét xử thì việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác cũng như đáp ứng, phục vụ yêu cầu của việc tăng quyền hạn, trách nhiệm theo tinh thần cải cách tư pháp có ý nghĩa quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn hiện nay, tội phạm diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi giải quyết một vụ án hình sự, những người tiến hành tố tụng nói chung và Kiểm sát viên nói riêng bắt buộc phải tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Nếu Kiểm sát viên không nắm được các kiến thức cơ bản của các chuyên ngành đó thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, chúng ta cũng không thể có kinh phí và thời gian để đào tạo một người biết được tất cả các lĩnh vực trước khi trở thành Kiểm sát viên. Vì vậy, việc tổ chức các lớp học để bồi dưỡng các kiến thức về các chuyên ngành khác nhau cho Kiểm sát viên là rất cần thiết.

Việc nâng cấp và bổ sung các kiến thức về lĩnh vực tư pháp hình sự, các kiến thức về tài chính ngân hàng, kiểm toán, kế toán thống kê, sở hữu trí tuệ, hợp tác quốc tế về công tác công tố và đấu tranh phòng chống tội phạm v.v... sẽ hỗ trợ các Kiểm sát viên rất nhiều trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nói chung và những kiến thức liên quan đến tăng quyền hạn, trách nhiệm cho đội ngũ Kiểm sát viên nói riêng, vấn đề tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao phẩm chất đạo đức, xây dựng hình tượng người công tố viên theo lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với cán bộ ngành kiểm sát, là những vấn đề cần phải song song thực hiện để đảm bảo có một đội ngũ Công tố viên/ Kiểm sát viên vừa có tài, vừa có đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)