nói chung và Cơ quan Viện kiểm sát nói riêng liên quan đến Kiểm sát viên
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ các nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng là: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp.
Theo TSKH.PGS Lê Cảm:
Nếu hiểu trên bình diện rộng thì hệ thống tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là tổng thể không chỉ các cơ quan tài phán độc lập
có thẩm quyền nhân danh công lý thuộc nhánh quyền lực thứ ba chuyên thực hiện hoạt động xét xử…mà cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát…
… Nếu hiểu trên bình diện rộng, thì cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là việc đổi mới toàn bộ hệ thống Tòa án, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật… [5]. Như vậy, cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là cải cách tư pháp theo nghĩa rộng đã nêu ở trên.
Đối với bộ máy Tòa án, Nghị quyết chỉ rõ:
Tổ chức Hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Tòa Thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành…Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp… [11].
Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết thì, cải cách tư pháp được đặt ra đối với ngành Tòa án chủ yếu theo hai hướng. Thứ nhất là tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu bộ máy cũng như biên chế, hoạt động và theo đó là
chức năng và nhiệm vụ của ngành Tòa án. Thứ hai là triển khai và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Nghị quyết cho đây là hướng cải cách mang tính đột phá. Sở dĩ việc triển khai và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử (mà chủ yếu là xét xử sơ thẩm hình sự) được chú trọng và đề cao như vậy trong quá trình cải cách tư pháp là vì, phiên tòa sơ thẩm theo hướng tranh tụng không chỉ làm thay đổi hoạt động của những người tham gia phiên tòa, tạo tiền đề khách quan nhất, cần thiết cho một bản án công minh mà còn tác động lan tỏa tích cực đến các chủ thể tố tụng khác, đến các giai đoạn tố tụng khác. Như vậy, quyền con người, quyền công dân mà cụ thể là quyền lợi của bị cáo được đảm bảo. Theo đó, uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng, của nền tư pháp nước nhà được cải thiện và nâng cao ở một tầm cỡ mới.
Bản án, quyết định phán xử của Tòa án về nguyên tắc phải là chân lý. Chính vì lẽ đó mà chúng ta mới cần đến Tòa án. Nếu không có nhu cầu và khát vọng về chân lý, sự thật khách quan trong các tranh chấp pháp lý như ai đúng, ai sai, có tội hay không có tội thì đã không có sự ra đời của một cơ quan có chức năng đặc thù là cơ quan Tòa án trong bộ máy nhà nước. Nói đến Tòa án là nói đến chức năng xét xử. Tranh tụng là một yêu cầu khách quan, cần thiết để Tòa án thực hiện chức năng xét xử của mình một cách tốt nhất.
Có thể thấy, kể từ khi có các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 vấn đề cải cách tư pháp nói chung và cải cách trong hoạt động xét xử hình sự nói riêng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Viện kiểm sát, Tòa án quan tâm triển khai ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, giữa thực tế và mục tiêu vẫn còn là khoảng cách khá xa. Tại phiên họp sáng ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Quốc hội khóa XI thảo luận về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã đặt câu hỏi "xét xử ở Tòa án nước ta đã thực sự là tranh tụng chưa? có bao nhiêu phần trăm các vụ án đã diễn ra theo đúng tinh thần tranh
trong những năm vừa qua, ở Việt Nam nhân dân đã và đang rất băn khoăn về hệ thống tư pháp. Bởi một trong những nguyên nhân là có nhiều oan sai và nhiều tiêu cực khác trong hoạt động xét xử về hình sự. Nếu xem Tòa án như biểu tượng của công lý, đảm bảo sự ổn định của đời sống con người, thì việc thiếu lòng tin vào Tòa án đồng nghĩa với xã hội thiếu công lý [7].
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc thì:
Tuy cải cách tư pháp đã triển khai được nhiều năm, nhưng dường như chưa tạo được những thay đổi cần thiết trong hoạt động tố tụng hình sự. Hội đồng xét xử thay vì phải là trọng tài vô tư khách quan tại phiên tòa thì lại là người "dồn ép" bị cáo theo hướng kết tội như một Kiểm sát viên thứ hai. Tòa án xét hỏi bị cáo không khác gì đang buộc tội bị cáo [27].
Đối với hệ thống Cơ quan điều tra, Nghị quyết 49-NQ/TW chỉ rõ: xác định rõ nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng Cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của Cơ quan điều tra chuyên trách. Trước mắt, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức Cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự. Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW thì đối với hệ thống cơ quan điều tra, hướng cải cách cơ bản trọng tâm trong tương lai là: "thu gọn đầu mối" còn việc kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra công khai (theo tố tụng hình sự) là một yêu cầu đương nhiên để hoàn thành nhiệm vụ của Cơ quan điều tra. Vì hiển nhiên không có hoạt động trinh sát với những kỹ năng, nghiệp vụ riêng thì Cơ quan điều tra khó mà hoàn thành được nhiệm vụ, đặc biệt là đối với điều tra một số loại án hình sự, về một số loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, hệ thống các cơ quan điều tra của chúng ta đang được tổ chức
trên cơ sở các quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Có thể thấy, hiện nay các Cơ quan điều tra không hề nằm trong một hệ thống chung, duy nhất và thống nhất từ trên xuống dưới mà trái lại có nhiều hệ thống và nằm rải rác cùng một lúc trong nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Theo TSKH.PGS Lê Cảm thì: "Thực trạng manh mún và xé lẻ như vậy của mô hình hệ thống các cơ quan điều tra hiện nay ở nước ta rõ ràng là khó có thể chấp nhận được vì rõ ràng là
nó chưa đáp ứng đúng yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW" [5]. Vấn đề tổ
chức sắp xếp lại hệ thống Cơ quan điều tra ở nước ta sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu "thu gọn đầu mối" theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, vừa đảm bảo được tính hiệu quả trong việc phát hiện, làm rõ, đưa ra xử lý trước pháp luật đối với mọi loại tội phạm- là một vấn đề không đơn giản. Nó đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu làm rõ và kiểm định trên thực tế. Nó đòi hỏi vừa phải đảm bảo tính kế thừa các mặt ưu việt và tích cực của mô hình hệ thống Cơ quan điều tra như hiện nay, lại vừa lĩnh hội, bổ sung được tính ưu việt, hiện đại của các mô hình hệ thống Cơ quan điều tra của các nước khác trên thế giới.
Đối với hệ thống cơ quan Viện kiểm sát, Nghị quyết 49 NQ/TW chỉ rõ: "…Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách
nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra" [11]. Trong báo cáo chính trị Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh phải "thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra". Theo chủ trương cải cách tư pháp đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng thì hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong thời kỳ tới sẽ được tổ chức lại. Có rất nhiều vấn đề quan trọng cần phải được nghiên cứu, giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải định rõ mô hình tổ chức của Viện kiểm sát; quan hệ giữa Viện kiểm sát với cơ quan tư pháp khác và giữa Viện kiểm sát với các bộ phận khác của hệ thống chính trị. Quá trình tổ chức lại hệ thống Cơ quan Viện kiểm sát theo định hướng cải cách tư pháp cần phải làm rõ những vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, phải làm rõ vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm sát/Viện công tố sẽ trực thuộc hệ thống cơ quan nhà nước nào? thuộc Quốc hội hay thuộc Chính phủ? hay nghiên cứu và áp dụng mô hình trung gian, pha trộn của một số nước trên thế giới;
Thứ hai: về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, phải xác định rõ
việc: giữ nguyên chức năng như hiện nay của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hay Viện kiểm sát chỉ thực hiện chức năng công tố để tập trung thực hiện tốt hơn chức năng này.
Thứ ba: về vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự, cần giữ nguyên như luật thực định hiện nay hay tiến hành thay đổi và thực hiện theo hướng Viện kiểm sát có quyền chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động điều tra nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng xảy ra oan sai trong việc điều tra, truy tố và nâng cao chất lượng công tố.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, trong đó có Viện kiểm sát, và đương nhiên liên quan đến Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình.