Những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 69)

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Những tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử sơ thẩm nêu trên đây do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tổng quát lại, có thể thấy do các nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, những nguyên nhân chủ quan về phía đội ngũ Kiểm sát viên

Những nguyên nhân chủ quan về phía đội ngũ Kiểm sát viên trước hết là ý thức trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao trong thực hiện nhiệm vụ của mình, năng lực trình độ hạn chế, vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể:

- Về nhận thức, không ít Kiểm sát viên chưa nhận thức được đầy đủ,

đúng đắn vị trí, vai trò, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung cũng như trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng. Theo tinh thần của luật thực định, Viện kiểm sát giữ vai trò chủ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Mọi quyết định của Cơ quan điều tra nếu không có sự phê chuẩn của Viện

kiểm sát hoặc nếu không có căn cứ, trái pháp luật và bị Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ đều trở lên vô hiệu. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật nghiêm minh, kịp thời.

- Về tinh thần trách nhiệm, trong hoạt động thực hành quyền công tố

và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử sơ thẩm, còn có những Kiểm sát viên chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Qua thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ án phải đình chỉ điều tra, bị trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, bị tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội, bị Tòa án cấp trên hủy án… không phải do các vụ án đó quá khó khăn về thu thập và đánh giá chứng cứ, mà do Kiểm sát viên đã không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, quy chế về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, quy chế về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Do ý thức, trách nhiệm chưa cao, một số Kiểm sát viên thiếu chủ động trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra, giai đoạn xét xử sơ thẩm; còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu để nắm chắc tiến độ vụ án cũng như các vấn đề cần chứng minh, giải quyết trong từng vụ án. Kiểm sát viên không bám sát quá trình điều tra vụ án, nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không sâu... Do đó không nắm được đầy đủ, tỷ mỷ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu buộc tội và gỡ tội đối với bị can, bị cáo. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên còn chủ quan không kiểm tra lại kết quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tại giai đoạn điều tra. Quá tin tưởng vào những gì đã có, đã làm... Vì vậy, không phát hiện được những chứng cứ còn thiếu, những mâu thuẫn của chứng cứ buộc tội, gỡ tội để kịp thời bổ sung, khắc phục.

Có không ít trường hợp, Kiểm sát viên chỉ thiên về việc đi tìm chứng cứ buộc tội, chỉ thích nghe lời nhận tội của bị can, bị cáo, mà quên đi hoặc sao nhãng trách nhiệm thu thập và đánh giá chứng cứ gỡ tội, không quan tâm đến những lời kêu oan hoặc các đề nghị từ phía bị can, bị cáo để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Có những trường hợp các Kiểm sát viên chỉ thiên về thực hành quyền công tố mà quên đi quyền hạn và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Hội đồng xét xử, những người tham gia tố tụng... Dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm tố tụng một cách nghiêm trọng. Dẫn đến những hậu quả pháp lý nặng nề, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.

- Hạn chế về năng lực trình độ, qua thực tiễn công tác trong ngành

kiểm sát những năm vừa qua cho thấy: trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ Kiểm sát viên còn có những hạn chế nhất định. Không ít Kiểm sát viên chưa nắm vững các quy định của pháp luật hình sự và các chuyên ngành luật khác, nhiều trường hợp không xác định đúng đặc trưng của tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm để đánh giá hành vi của người bị tình nghi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không. Không phân biệt được các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, dân sự và hành vi phạm tội. Nhiều Kiểm sát viên bị hạn chế hoặc không có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá chứng cứ. Đặc biệt là đối với những vụ án phức tạp, chứng cứ có nhiều mâu thuẫn, những vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà hành vi của họ đan xen, khai báo của họ không thống nhất. Không ít Kiểm sát viên vì những lý do khác nhau thuộc về cá nhân chưa tự phấn đấu học hỏi, nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo các quy định của pháp luật cũng như các quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm sát. Làm việc nặng về thói quen, kinh nghiệm chủ nghĩa.

Một số Kiểm sát viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu bản lĩnh, bị lợi dụng, mua chuộc, khống chế… dẫn đến tha hóa, biến chất. Vì mục đích tư lợi mà tiếp tay cho tội phạm, che giấu tội phạm, làm sai lệch hồ sơ vụ án, sai lệch bản chất vụ án, không xử lý đúng đắn và kiên quyết đối với tội phạm v.v…

làm cho hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, xét xử sơ thẩm bị méo mó đi chệch hướng, mất hiệu lực và trái pháp luật.

Thứ hai, những nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan là những yếu tố vượt ra ngoài khả năng của Kiểm sát viên, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên. Cụ thể:

- Về hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, hiệu quả hoạt động…của các

cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiện nay (trong đó có hệ thống cơ quan Viện kiểm sát) còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp, đã gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nói chung và của Kiểm sát viên nói riêng.

Hệ thống cơ quan điều tra hiện nay bị manh mún, xé lẻ, nằm ở nhiều đầu mối. Vì vậy, để tương thích, Viện kiểm sát phải hình thành các đơn vị, các bộ phận, các nhóm Kiểm sát viên nhằm thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử. Như vậy sẽ nảy sinh các vấn đề bất cập trong việc tập trung chuyên sâu, tập trung thống nhất, tập trung chỉ đạo và điều hành. Làm giảm sự liên thông gắn kết và hỗ trợ nhau trong nội bộ ngành kiểm sát và giữa các Kiểm sát viên. Ví dụ, hệ thống Cơ quan điều tra nằm trong Cơ quan Công an hiện nay đã tồn tại những hạn chế nhất định trong việc tổ chức chỉ đạo điều hành, trong việc tập trung chuyên sâu công tác điều tra và trong mối quan hệ với Viện kiểm sát khi thực hiện hoạt động tố tụng. Có một thực tế là tại công an các tỉnh hiện nay, một Phó giám đốc được bổ nhiệm làm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (hoặc Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra). Như vậy, khi có quan điểm không thống nhất giữa Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng Cơ quan điều tra (Phó giám đốc) về vấn đề giải quyết một vụ án cụ thể (vì các

lý do) thì Điều tra viên sẽ rất lúng túng, vì ở đây thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng không rõ ràng. Cũng có một thực tế nữa là tại các địa phương hàng năm, theo chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh sẽ tập hợp các vi phạm của Cơ quan điều tra cùng cấp và cấp dưới trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể để ban hành các kiến nghị. Về nguyên tắc, kháng, kiến nghị phải được gửi cho người đứng đầu đơn vị chủ quản để giải quyết và khắc phục nguyên nhân sâu xa của các vi phạm…. Trong trường hợp này giám đốc Công an tỉnh mới là chủ thể trong mối quan hệ tiếp thu kháng, kiến nghị của Viện kiểm sát. Mặc dù không phải là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (hoặc an ninh điều tra). Như vậy, ở đây lại không có sự rạch ròi trách nhiệm giữa hành chính và tố tụng.

Theo khảo sát tại các địa phương, ở các Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc công an các quận, huyện, tình trạng các Điều tra viên kiêm nhiệm công tác là rất phổ biến. Ngoài việc được phân công điều tra các vụ án, họ còn được giao và làm các công việc không thuộc về phần việc của Cơ quan điều tra mà thuộc về công việc của cơ quan Công an. Chẳng hạn như: Tăng cường bảo vệ, phối hợp tuần tra canh gác, tham gia các công việc khác của đơn vị vì các yêu cầu đột xuất v.v... Như vậy, yêu cầu về chuyên sâu trong công tác điều tra hình sự chưa được thực hiện triệt để. Tình trạng này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết án hình sự tại các đơn vị cấp huyện.

Pháp lệnh về Tổ chức điều tra hình sự hiện hành đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền điều tra (theo nhóm tội phạm) giữa cơ quan An ninh điều tra và cơ quan Cảnh sát điều tra trong lực lượng Công an nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, vì các lý do khác nhau vẫn có rất nhiều vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra lại được giao cho cơ quan An ninh điều tra để điều tra và kết thúc điều tra. Tình trạng này suy cho cùng là sự vi phạm nguyên tắc áp dụng pháp luật và nguyên tắc cơ bản trong một Nhà nước pháp quyền (cơ quan, tổ chức, công chức nhà nước chỉ được làm những gì luật quy định).

- Về mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hiện nay, theo quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm 4, 5 và 6 Điều 112 (quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, hủy bỏ các quyết định của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; quyết định truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án), nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Như vậy, mối quan hệ này giữa hai cơ quan mới chỉ được luật điều chỉnh ở mức nguyên tắc và cũng chưa thật đầy đủ. Chẳng hạn, các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên chưa được luật đề cập với tư cách là một hoạt động chấp hành mang tính bắt buộc. Mặc dù yêu cầu điều tra của cơ quan công tố là một vấn đề quan trọng gắn liền với chức năng công tố. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) đã không được thực hiện và các Kiểm sát viên cũng không có cách gì giải quyết. Nếu báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát để ban hành kháng kiến nghị mà sau đó Cơ quan điều tra, Điều tra viên vẫn không thực hiện, khắc phục… thì cũng không còn giải pháp nào khác. Vấn đề này, chỉ có thể được giải quyết khi tạo ra một cơ chế mới, đặt Cơ quan điều tra, hoạt động điều tra nằm dưới sự chỉ đạo của Viện kiểm sát. Mô hình này cùng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

- Về phía hệ thống cơ quan Tòa án. Hiện nay, theo quy định của Hiến

pháp và luật thực định thì chức năng giải thích luật chưa được trao đúng chỗ (cho Tòa án), mặc dù trong lịch sử tư pháp Việt Nam và thực tế tư pháp giai đoạn hiện nay, Tòa án luôn có vai trò lớn trong việc giải thích pháp luật qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và các công văn của Tòa án nhân dân tối cao. Hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay vẫn được tổ chức theo đơn vị

hành chính. Nơi nào có đơn vị hành chính cấp huyện, nơi đó có Tòa án nhân dân. Do tổ chức như vậy nên có một thực tế là tại các Tòa án nhân dân huyện, quận, có những Tòa án quá tải về số lượng án hình sự thụ lý xét xử, có những Tòa án thì hầu như không có án thụ lý giải quyết. Thực tế này dẫn đến tình trạng tại những nơi thụ lý xét xử với số lượng lớn án hình sự, các thẩm phán phải căng hết khả năng để giải quyết án. Có những Tòa án cấp quận, huyện trong một ngày tiến hành xét xử sơ thẩm nhiều vụ án hình sự. Đó là chưa tính đến việc các thẩm phán còn phải thụ lý, giải quyết các vụ, việc về dân sự, kinh doanh, lao động v.v... là những công việc kiêm nhiệm không kém phần quan trọng và đòi hỏi phải đầu tư nhiều về thời gian, công sức, trí tuệ. Như vậy, tại những nơi này, chất lượng giải quyết án hình sự sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, các yêu cầu về tính chuyên sâu, chuyên môn cao và một loạt các yêu cầu khác sẽ ít nhiều bị hạn chế.

Đã trải qua nhiều năm kể từ khi nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương báo cáo trước Quốc hội về tình cảnh đội ngũ thẩm phán vừa thiếu lại vừa yếu song thực trạng này vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là, đối với đội ngũ thẩm phán tại các tòa án nhân dân cấp quận, huyện. Nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong khi xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân là một trong những nguyên tắc cơ bản, bất di bất dịch của pháp luật về tố tụng hình sự, song qua khảo sát và nắm thực tế tại địa phương thì nguyên tắc này vẫn đang phổ biến bị vi phạm. Hiện tại trong ngành Tòa án chế độ thỉnh thị án và chế độ duyệt án vẫn còn tồn tại. Có chăng chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thôi. Chế độ thỉnh thị án thể hiện lề lối làm việc phát sinh trong quan hệ giữa Tòa án nhân dân cấp trên và tòa án nhân dân cấp dưới, trong các giai đoạn các tòa án chưa mạnh, đội ngũ thẩm phán còn yếu kém về trình độ, pháp luật chưa hoàn thiện. Chế độ duyệt án là lề lối làm việc phát sinh trong quan hệ giữa Chánh án, Phó Chánh án (hoặc

Một phần của tài liệu Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 69)