MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘ
3.1.10. Cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn các cụm từ “phạm tội ít nghiêm trọng” hoặc “phạm tội nghiêm trọng” quy định tại các điều 29, 30,
nghiêm trọng” hoặc “phạm tội nghiêm trọng” quy định tại các điều 29, 30, 31 của BLHS là tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội hay là thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng như quy định tại khoản 2 điều 8 BLHS. Theo chúng tôi, để mở rộng khả năng áp dụng các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội nói chung và NCTN phạm tội nói riêng, cần sửa đổi các cụm từ trên tại các Điều 29, 30 và 31 BLHS năm 1999 như sau:
“Điều 29. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Điều 30. Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng …..do Bộ luật này quy định”
Điều 31. Cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến ba năm đối với người phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do Bộ luật này quy định…..”
Cũng tương tự như kiến nghị ở trên, cần sửa khoản 2 điều 70 BLHS 1999 về biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để có thể mở rộng khả năng áp dụng biện pháp này đối với NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng như sau:
“Điều 70: Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội. 1.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với NCTN phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
….”