Căn cứ vào các quy định của BLHS.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 29)

Sự ra đời của BLHS đầu tiên năm 1985 và BLHS được pháp điển hoá lần thứ hai năm 1999 đã bảo đảm chất lượng và hiệu quả và tính thống nhất trong công tác xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp. Các quy định của BLHS là cơ sở pháp lý để tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.

Trong vụ án hình sự, quy định của BLHS là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án định tội danh và xác định khung hình phạt từ đó mới có thể lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Sự tuân thủ căn cứ này chính là biểu hiện cụ thể nội dung của các nguyên tắc pháp chế của luật hình sự, bảo đảm loại trừ việc tuỳ tiện hoặc lạm dụng các quy phạm pháp luật hình sự khi quyết định hình phạt. Căn cứ quy định của BLHS nhằm đảm bảo sự thống nhất, chính xác khi áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình

phạt. Chính vì vậy, các nhà làm luật đã lựa chọn quy định của BLHS là căn cứ đầu tiên của việc quyết định hình phạt.

Theo cách hành văn của Điều 45 BLHS năm 1999, căn cứ vào các quy định của BLHS chính là dựa vào những cái (điều luật) đã xác định, trong khi đó các căn cứ khác trong quyết định hình phạt được coi là các "quy định mềm" mà pháp luật cho phép Hội đồng xét xử sự tùy nghi (trong phạm vi luật định) để có thể ra được một hình phạt thích hợp đối với người phạm tội. Điều đó cho ta thấy rõ tầm quan trọng của căn cứ này so với các căn cứ khác.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS tức là căn cứ vào các quy định của phần chung và phần các tội phạm của BLHS. Việc căn cứ vào các quy định của phần chung không phải là trong mọi trường hợp Tòa án phải viện dẫn tất cả các quy định nói trên của phần chung vào trong vụ án cụ thể. Tòa án không thể và không cần phải làm điều đó. Vì những quy định đó đã được giải thích, nhận thức và phản ánh trong bản án những quy định của phần chung mà dựa vào đó để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và nhân thân của người phạm tội, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong một vụ án cụ thể nhằm chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo [17, tr.50-51] .

*Căn cứ vào các quy định của phần chung của BLHS.

Các quy định phần chung của BLHS có tính xuyên xuốt chỉ đạo toàn bộ hoạt động áp dụng BLHS. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi quy định thuộc phần chung đều được làm căn cứ quyết định hình phạt mà chỉ những quy định có liên quan đến việc quyết định hình phạt. Đó là các quy định sau :

(i) Những quy định có tính nguyên tắc chung cho việc quyết định hình phạt như: về cơ sở của TNHS (Điều 2); nguyên tắc xử lý (Điều 3), về TNHS trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (Điều 17, 18, 52), TNHS trong đồng phạm (Điều 20, 53), mục đích của hình phạt (Điều 27), căn cứ quyết định hình phạt (Điều 45), tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50), tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 51)...;

(ii) Những quy định có tính nguyên tắc chung cho từng loại hình phạt như: những quy định về hệ thống hình phạt (Điều 28); những quy định về nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng của các hình phạt chính và hình phạt bổ sung (từ Điều 29 đến Điều 40);

(iii) Những quy định có tính nguyên tắc chung đối với những trường hợp được áp dụng các biện pháp tha miễn như: những quy định về miễn TNHS (Điều 19, 25), miễn hình phạt (Điều 54); về án treo (Điều 60)...;

(iv) Đối với NCTN là đối tượng đặc biệt, do vậy BLHS có một chương riêng về việc áp dụng đối với NCTN. Theo Điều 68 BLHS, NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu TNHS theo những quy định của Chương 10 BLHS 1999 đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này. Do vậy, khi quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, Hội đồng xét xử phải dựa vào các quy định ở phần chung không trái với các quy định tại Chương X đồng thời áp dụng các quy định đặc thù đối với NCTN.

Nghiên cứu các quy định tại Chương X BLHS năm 1999 về “ Những quy định đối với NCTN phạm tội”, chúng ta có thể rút ra các vấn đề có liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN như sau:

- Thứ nhất, việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Như vậy, mặc dù hành vi của NCTN bị coi là tội phạm nhưng việc có đưa ra truy tố, xét xử và quyết định hình phạt đối với họ luôn phải lấy mục tiêu giáo dục lên hàng đầu.

- NCTN phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Như vậy, ngoài những trường hợp có thể được miễn TNHS như người đã thành niên khác, NCTN còn được pháp luật quy định riêng những điều kiện khác để có thể được miễn TNHS. Do vậy, đã mở rộng khả năng cho NCTN

phạm tội có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giúp đỡ giám sát, giáo dục và giúp đỡ của gia đình hoặc cơ quan, tổ chức.

- Việc đưa ra truy cứu TNHS đối với NCTN phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ được thực hiện trong những trường hợp thật cần thiết. Điều đó có nghĩa là đối với những đối tượng này việc áp dụng những biện pháp giáo dục khác ngoài hình phạt là vừa đủ để có thể ngăn ngừa NCTN tái phạm và giúp họ trở thành người tốt. Hay nói cách khác việc áp dụng hình phạt đối với NCTN là biện pháp cuối cùng trên cơ sở căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

- Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là các biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa giúp cho NCTN phạm tội có điều kiện sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, khi bị áp dụng các biện pháp này, NCTN phạm tội lại không bị coi là có án tích (Điều 77, BLHS). Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm mà Tòa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng với NCTN phạm tội như sau:

+ Biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn: Biện pháp này không buộc NCTN phạm tội phải cách ly khỏi xã hội mà được giáo dục, cải tạo ngay trong môi trường xã hội bình thường. Hay nói cách khác, NCTN phạm tội khi được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì họ tiếp tục được sinh hoạt, học tập, lao động tại gia đình và nhà trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp NCTN tránh được những mặc cảm về tội lỗi của mình, giúp họ nhanh chóng nhận ra lỗi lầm để tự giác rèn luyện sửa chữa.

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với thời hạn từ một đến hai năm được áp dụng với NCTN phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nhân thân tốt, sau khi phạm tội đã có thái độ hối cải, có nơi cư trú ổn định và nhất là phải có môi trường sống lành mạnh, thuận lợi cho việc giáo dục cải tạo. Trường hợp môi trường sống của NCTN phạm tội không bảo đảm được việc cải tạo, giáo dục thì phải chuyển sang áp dụng biện pháp tư pháp khác.

+ Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp buộc người bị áp dụng phải cách ly khỏi môi trường xã hội mà họ đang sinh sống đưa vào cơ sở đặc biệt do Nhà nước thành lập trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể được Tòa án áp dụng nếu thấy tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của NCTN cần đưa vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ (Điều 70 BLHS). Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thường được áp dụng với NCTN phạm tội có nhân thân tương đối xấu, môi trường trước khi phạm tội không thuận lợi cho việc giáo dục cải tạo họ, như trong gia đình thường xuyên có người vi phạm pháp luật, bạn bè là những người có nhân thân không tốt, bản thân không có chỗ học tập, lao động, sinh hoạt ổn định. Đối với những trường hợp này, nếu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì không đạt được mục đích giáo dục, cải tạo NCTN phạm tội còn áp dụng hình phạt tù lại chưa cần thiết.

- Trong trường hợp không có cơ sở để miễn hình phạt hay áp dụng các biện pháp tư pháp thì Tòa án áp dụng một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 71 BLHS năm 1999, đó là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Về bản chất, các loại hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội không khác so với các loại hình phạt tương tự đối với người đã thành niên. Tuy nhiên, do chính sách xử lý đối với NCTN phạm tội chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ nhận rõ sai lầm, tự giác để sửa chữa để phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội cho nên điều kiện cũng

như mức hình phạt được áp dụng đối với họ luôn nhẹ hơn so với người đã thành niên (các tình tiết khác là tương đương).

+ Cảnh cáo: Trong hệ thống hình phạt quy định đối với NCTN phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất. Với việc khiển trách NCTN bị kết án một cách công khai trước Tòa án, cảnh cáo có khả năng tác động một cách mạnh mẽ đến ý thức của họ, giáo dục và răn đe họ không phạm tội mới, qua đó đạt được mục đích của hình phạt. Tuy nhiên, do tính ít nghiêm khắc của cảnh cáo, hình phạt này thường được áp dụng đối với những NCTN phạm tội lần đầu có tính chất nhất thời, bột phát, do bị xúi giục, bị lôi kéo, gây hậu quả không lớn, nhân thân tương đối tốt, có những tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn TNHS hay miễn hình phạt.

+ Hình phạt tiền: Hình phạt này lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 1999 đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc tài sản riêng. Mức phạt tiền mà Toà án áp dụng đối với họ không được quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Ví dụ: A (16 tuổi) bị kết án về tội đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS có khung hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, thì nếu A bị Tòa án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì mức phạt của A không được vượt quá hai mươi nhăm triệu đồng.

Hình phạt tiền mang tính cưỡng chế tước bỏ lợi ích vật chất nhằm buộc người phạm tội phải có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng các quy tắc, trật tự công cộng, trật tự quản lý xã hội. Quy định này đã mở rộng khả năng áp dụng hình phạt không có tính chất tước tự do đối với NCTN phạm tội. Trong tình hình hiện nay, ở độ tuổi này một số NCTN đã có tài sản riêng, do đó, việc quy định áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN trong trường hợp này là cần thiết và khả thi.

+ Hình phạt cải tạo không giam giữ: Cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính không buộc NCTN phải cách ly khỏi xã hội. Họ vẫn được sống trong môi trường gia đình và xã hội như trước đây. Xét về các mục đích

trên thực tiễn, hình phạt cải tạo không giam giữ có nhiều điểm giống với biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người bị kết án được tạo điều kiện lao động, học tập, công tác tại cộng đồng trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giáo dục của gia đình, và các cơ quan tổ chức có liên quan.

Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với NCTN phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, là người nhất thời phạm tội, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Hình phạt này chỉ có thể được áp dụng đối với NCTN phạm tội khi đã từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không áp dụng với NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Vì ở tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, NCTN chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Thời gian cải tạo không giam giữ đối với NCTN phạm tội không được quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Ví dụ: B (17 tuổi) phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, nếu B được Toà án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì thời gian cải tạo không giam giữ đối với B là 6 tháng.

+ Hình phạt tù có thời hạn

Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất trong số các hình phạt được áp dụng đối với NCTN phạm tội. Việc áp dụng hình phạt tù đối với NCTN phạm tội phải luôn là biện pháp cuối cùng trong việc thực hiện chính sách đối với NCTN phạm tội, khi việc áp dụng các hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ không có ý nghĩa về mặt giáo dục, cải tạo họ để trở thành người có ích cho xã hội. Khi áp dụng hình phạt này, NCTN bị cách ly khỏi xã hội trong khoảng thời gian nhất định, phải cải tạo tại trại giam, phải tuân thủ các quy định của trại về lao động, học tập, sinh hoạt. Thực tiễn xét xử cho thấy, hình phạt tù có thời hạn chỉ áp dụng đối với những trường hợp NCTN phạm tội nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng quy

định tại Điều 48 BLHS, có nhân thân và môi trường sống xấu đòi hỏi phải cách ly họ khỏi môi trường sống hàng ngày trong một thời gian nhất định.

Thời gian áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với NCTN phạm tội ngắn hơn đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Theo Điều 74 BLHS thì NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Ví dụ: A (17 tuổi) phạm tội cướp tài sản, thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 133 BLHS có quy định hình phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, chung thân và tử hình, thì Toà án chỉ được áp dụng hình phạt tù đối với A với mức hình phạt không được quá 18 năm. Nếu điều luật áp dụng có quy định hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định. Ví dụ: B (16 tuổi) phạm tội giết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 có khung hình phạt tù từ bảy năm đến

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)