Cân nhắc nhân thân người phạm tội.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 41 - 49)

Trên thế giới có nhiều hệ quan điểm khác nhau về nhân thân người phạm tội. Các nhà nghiên cứu tư sản trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa sinh

học, của tính chống đối xã hội bẩm sinh cho rằng một trong những động lực của thúc đẩy con người thực hiện tội phạm là do ảnh hưởng của di truyền với những tác động của điều kiện xã hội. Khác với quan điểm trên học thuyết Chủ nghĩa Mác Lênin đã nghiên cứu, giải quyết vấn đề người phạm tội và nhân thân người phạm tội trên cơ sở thừa nhận tính thiết định xã hội trong đặc trưng của nhân thân người phạm tội, đồng thời hướng sự nghiên cứu những đặc điểm của người phạm tội vào việc làm sáng tỏ bản chất xã hội, làm rõ các mối quan hệ và sự phụ thuộc xã hội đã biến con người thành người phạm tội. Theo Chủ nghĩa Mác- Lê nin, thực chất của nhân thân " không phải ở bộ râu, ở dòng máu, ở các thể chất trừu tượng của nó, mà là ở tính chất xã hội của nó"; và "bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng sẵn có trong từng cá nhân riêng biệt, bản chất của con người thực tế là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” [18] . Chính vì vậy, con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội hay nói một cách khác hành vi phạm tội của con người không phải là hành vi tất yếu phải xảy ra đối với người đó. Con người có khả năng trở thành người phạm tội nếu trong quá trình trưởng thành, con người gặp những điều kiện không thuận lợi khi hình thành nhân cách và người đó rơi vào một tình cảnh, tình huống nhất định. Quan điểm, tính cách, thói quen, sở thích,…và những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không phải được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra, mà chúng được hình thành dưới sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên ngoài. Việc nghiên cứu nhân thân với việc xem xét tổng thể các đặc tính và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng mới có thể cho chúng ta "bức tranh" rõ nét về người phạm tội, về cách xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và động cơ người phạm tội và từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sở đảm bảo cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho chính sách hình sự và cho việc chọn lựa các biện pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáo dục, cải tạo đối với từng trường hợp cụ thể.

Nghiên cứu các công trình nghiên cứu về nhân thân người phạm tội ở Việt Nam cho thấy khái niệm nhân thân người phạm tội được nghiên cứu làm rõ ở các mức độ, phạm vi và nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu đều coi nhân thân, " ở dạng khái quát nhất, có thể nói đó là một khái niệm nhiều mặt, bao gồm những đặc điểm, đặc tính khác nhau thể hiện bản chất xã hội, thể hiện tính cá biệt và tính không lặp lại của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm. Những đặc điểm, đặc tính đó mang tính chất chính trị-xã hội, tâm lý, đạo đức, sinh lý" [17, tr. 56] .

Quyết định hình phạt chính là việc đưa ra một hậu quả pháp lý nhất định cho người đã thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, hậu quả pháp lý đó là được áp dụng đối với cá nhân người phạm tội chứ không phải là áp dụng đối với tội phạm đó. Bởi vì, tội phạm dưới góc độ luật hình sự là giống nhau, được áp dụng như nhau đối với những chủ thể thoả mãn các điều kiện của cấu thành tội phạm. Nhưng khi áp dụng hình phạt đối với cá nhân người phạm tội cụ thể thì cần phải xem xét cả dưới góc độ tội phạm học, có nghĩa là trong mối quan hệ của người đó với xã hội, qua đó giúp chúng ta hiểu được quá khứ, hiện tại và khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội, xác định được các nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm, xác định được mức độ lỗi của bị cáo, tất cả những điều đó đều có ý nghĩa rất lớn đối với việc quyết định hình phạt. Chính vì vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải cân nhắc nhân thân người phạm tội. Đây là một trong những biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hoá hình phạt được thể hiện rõ trong luật hình sự nước ta.

Trong BLHS, một số đặc điểm của nhân thân có ý nghĩa trực tiếp đối với đối với việc giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS đã được quy định tại các điều 48, 49, đó là những tình tiết như: tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội nhiều lần, có án tích hay không có án tích, động cơ, mục đích của tội phạm, phạm tội vì người khác đe dọa, cưỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác, người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả

năng điều khiển hành vi của mình, người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm...Tuy nhiên, nhân thân với tính cách là căn cứ của quyết định hình phạt có phạm vi rộng hơn, bao gồm các tình tiết làm sáng tỏ các nguyên nhân, các điều kiện phạm tội, các điều kiện hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, cư xử, trình độ văn hoá, các mối quan hệ nói lên mặt tốt, mặt xấu của người phạm tội, chẳng hạn như: Sự cư xử trong cuộc sống, quan hệ với các thành viên trong gia đình, trong xã hội, với đồng nghiệp trong công tác, trong lao động, tinh thần, thái độ đối với công việc chung, đối với việc bảo vệ tài sản chung, thái độ chấp hành kỷ luật, uy tín trong tập thể, lối sống, đạo đức, có người trong gia đình là liệt sĩ, thương binh...

Khi sử dụng những đặc điểm nhân thân đó trong quyết định hình phạt, Toà án phải ghi rõ trong bản án và đánh giá được ảnh hưởng của các đặc điểm đó đối với việc quyết định hình phạt. Đồng thời, Toà án cũng không nên trừu tượng hoá và tách rời những đặc điểm nhân thân khỏi tội phạm do người đó đã thực hiện hoặc chỉ xuất phát từ tội phạm đã thực hiện. Ở đây, cần phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa cái khách quan - tội phạm đã thực hiện và cái chủ quan - các đặc điểm, đặc tính thuộc nhân thân người phạm tội. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, lẫn nhân thân người phạm tội.

Nhân thân với tính cách là tất cả những đặc điểm thuộc về cá nhân của người phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ với các dấu hiệu như về chủ thể tội phạm. Trong mối quan hệ này, nhân thân là đặc điểm có tính chất rộng bao trùm cả những đặc điểm về chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là một trong 4 căn cứ của cấu thành tội phạm được luật hình sự quy định và bao gồm các yếu tố như độ tuổi, năng lực TNHS, hoặc các đặc điểm của các chủ thể đặc biệt của tội phạm như giới tính, chức vụ, quyền hạn… Các đặc điểm của chủ thể tội phạm cũng là một trong những đặc điểm về nhân thân nhưng chúng là những đặc điểm không thể thiếu của cấu thành tội phạm. Còn những đặc điểm

khác của nhân thân tội phạm không được luật xác định là yếu tố cấu thành tội phạm thì chỉ được Hội đồng xét xử xem xét để cá thể hoá hình phạt, lựa chọn loại và mức hình phạt phù hợp. Do đó, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xác định được những đặc điểm nhân thân thuộc về dấu hiệu chủ thể của tội phạm thì không được dùng làm căn cứ để quyết định hình phạt.

Đối với NCTN phạm tội, khi cân nhắc nhân thân của họ với tư cách là một căn cứ để quyết định hình phạt, theo chúng tôi cần làm sáng tỏ các yếu tố sau:

- Yếu tố thứ nhất là độ tuổi và tình trạng thể chất và mức độ nhân thức: Độ tuổi thể hiện trình độ phát triển thể chất và tinh thần cũng như mức độ nhận thức hành vi phạm tội của NCTN. Do đó, xác định được điều này sẽ góp phần cho việc lựa chọn loại và mức hình phạt hợp lý.

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu về y học kết hợp với thống kê về tội phạm học cho thấy, một số khuyết tật về thể chất cũng như một số bệnh tật có thể là những tác nhân quan trọng gây nên sự rối loạn về nhân cách và đẩy NCTN vào con đường phạm tội.

Tình trạng trí óc kém phát triển dù ít khi là nguyên nhân trực tiếp của hành vi phạm tội nhưng vẫn liên quan đến hành vi đó. Những người mắc bệnh này thường dễ bị xúi giục phạm tội hơn là những người khác có trí tuệ ở mức trung bình.

Việc làm rõ những đặc điểm tính cách của NCTN, tình trạng thể chất và tinh thần của họ có ý nghĩa đối với việc đánh giá chứng cứ và xác định mức độ, tính chất TNHS cũng như hình phạt đối với họ đảm bảo chế độ thi hành án đối với họ đúng quy định của pháp luật. Việc này thường được xác định qua lời khai của cha mẹ, thày cô giáo, bạn bè của NCTN, nhận xét của các tổ chức xã hội nơi NCTN học tập, lao động và sinh hoạt hoặc tài liệu của cơ quan y tế, kết luận giám định trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn của họ.

- Yếu tố thứ hai là điều kiện sống và điều kiện giáo dục của NCTN bao gồm điều kiện sống của gia đình, thái độ và cách xử sự của cha mẹ và những người thân trong gia đình đối với việc giáo dục, dạy dỗ NCTN, điều kiện sinh hoạt, học tập của họ ở nhà trường, đoàn thể, nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

NCTN phạm tội trước hết là do bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực trong chính môi trường gia đình của họ, mà trực tiếp là của những người cùng sống trong gia đình như ông, bà, bố mẹ, anh chị em cùng chung sống, những thói quen tật xấu của các thành viên trong gia đình mà trước hết là các bậc cha, mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của NCTN như các hành vi vi phạm đạo đức; các thói quen ăn chơi, phung phí, rượu chè, bê tha, cờ bạc; các hành vi vi phạm pháp luật…Những gia đình có cấu trúc không hoàn hảo như bố mẹ chết, ly hôn, NCTN trong gia đình thường không đươc quan tâm chăm sóc chu đáo và dạy dỗ đầy đủ, thiếu thốn tình cảm, kinh tế, thiếu điều kiện học tập…Do vậy, các em thường không có những phương hướng hành động đúng đắn dễ bị ảnh hưởng của các điều kiện tiêu cực khác và phạm tội. Sự thiếu chăm sóc chu đáo của gia đình đối với giáo dục con (mà chủ yếu là không có sự kiểm tra cần thiết đã làm cho NCTN không được uốn nắn kịp thời khi có sai phạm). Cuối cùng là việc quá nuông chiều con cái làm cho chúng có thói quen ích kỉ, ỷ lại, lười lao động, hay đua đòi, coi thường luôn cả những ngườii khác…Hoặc có những ông bố, bà mẹ quá khắt khe, cư xử thô bạo, đánh đập, hắt hủi con cái làm chúng sợ hãi, xa lánh trốn nhà, bỏ đi lang thang và lao vào con đường phạm tội. Ngoài ra, môi trường học tập và việc quản lý giáo dục của các tổ chức xã hội cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục và bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách cho NCTN.

Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của NCTN. Việc xác định rõ những yếu tố này sẽ giúp cơ quan xét xử biết rõ nguyên nhân và điều kiện của việc phạm tội từ đó góp phần vào việc lựa chọn loại và mức hình phạt.

-Yếu tố thứ ba là xác định việc phạm tội có người lớn xúi giục hay không. Như chúng ta đã biết, NCTN phần lớn là những người bồng bột, hiếu kỳ, nhẹ dạ, cả tin, thiếu kinh nghiệm sống do vậy rất dễ bị lừa gạt, kịch động, lôi kéo vào con đường phạm tội. Vì vậy, việc xác định có người lớn xúi giục hay không có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định TNHS của NCTN. Việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục là cơ sở của việc đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà NCTN thực hiện. Trong thực tế, kẻ xấu thường lợi dụng sự bồng bột, nhẹ dạ cả tin và sự non yếu về kinh nghiệm sống của NCTN để lôi kéo họ vào con đường phạm tội. Đôi khi chúng còn đe doạ, khống chế buộc các em phải phạm tội. Cá biệt có trường hợp bố mẹ, lôi kéo, rủ rê, xúi giục con em mình phạm tội. Một điều không kém phần quan trọng là trong thực tế, sự lôi kéo kích động của người đã thành niên phạm tội đối với NCTN ở trong hoàn cảnh khó khăn là rất lớn. Trong nhiều trường hợp nó là nhân tố quyết định sự sa ngã, phạm tội của NCTN. Đặc biệt kẻ xấu thường lợi dụng hoàn cảnh cụ thể của từng em để lôi kéo, kích động. Chúng lợi dụng về sự non yếu về kinh nghiệm sống, lợi dụng về sự dễ tin và nhẹ dạ của các em rồi dần dần lôi kéo các em vào còn đường phạm tội. Từ sự “ban ơn” “cưu mang”, “giúp đỡ”, “cho ăn, mặc và che chở”, kẻ xấu tác động vào các nhu cầu ham thích vật chất tầm thường, kích thích các tính cách “yên hùng”, “hảo hán” của các em rồi “chỉ, bảo” các em các thủ đoạn phạm tội. Theo điểm I, khoản 1 điều 46 BLHS năm 1999 thì phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức là một trong những tình tiết giảm nhẹ, vì vậy trong những vụ án mà bị cáo là NCTN cần phải xác định có bị người thành niên xúi giục hay không.

Từ những đặc điểm nhân thân của NCTN phạm tội, có thể phân loại NCTN phạm tội thành các nhóm loại hình phạm tội, và tương ứng với các nhóm đó là việc cân nhắc áp dụng các hình phạt và biện pháp tư pháp với các mức từ nặng đến nhẹ (tất nhiên phải trên cơ sở các quy định của pháp luât và các tình tiết khác của vụ án), đó là các nhóm sau [40]:

Loại hình phạm pháp có hệ thống: Ở môi trường xung quanh của những người thuộc loại này, cũng như bản thân họ luôn luôn có sự vi phạm các quy tắc đạo đức và pháp luật một cách có hệ thống. Hành vi phạm tội đã trở thành một thói quen xử sự của họ và nó là kết quả của những quan điểm, các mục đích và định hướng xã hội của chủ thể. Những người thuộc loại này thường không những lợi dụng hoàn cảnh để thực hiện hành vi phạm tội, mà tự bản thân mình còn tích cực tạo nên hoàn cảnh đó, thậm trí họ còn vượt qua mọi trở ngại để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Khi cần thiết , những người đại diện loại hình này có thể làm cho môi trường cụ thể “thích ứng” với mình và ở giai đoạn sau khi hình thành phạm pháp có hệ thống và hành vi phạm tội của người này có tính tương đối độc lập.

Loại phạm pháp do bối cảnh: Loại người phạm tội này hình thành và hoạt động trong môi trường xung quanh đối lập. Phần lớn hành vi phạm tội được thực hiện là do có tình huống không thuận lợi về mặt đạo đức và pháp luật. Trong trường hợp này sự tác động qua lại giữa cá nhân với môi trường

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)