2.2.1. Khái quát tình hình NCTN phạm tội trong những năm gần đây. đây.
Trong những năm qua, mặc dù tình hình trật tự, trị an của xã hội đã được ổn định và tiếp tục giữ vững, nhưng tình hình tội phạm nhìn chung lại chưa có chiều hướng giảm như mong muốn, đặc biệt là tội phạm do NCTN thực hiện.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2001 đến năm 2006, số bị cáo là NCTN bị Tòa án đưa ra xét xử là 17713. Trung bình mỗi năm có 3542 bị xét xử, chiếm khoảng 5% tổng số bị cáo bị xét xử. Số lượng bị cáo là NCTN trong tổng số bị cáo bị xét xử từ năm 2001 đến năm 2006 như sau:
Năm Tổng số bị cáo đã bị xét xử Số bị cáo là NCTN Tỷ lệ %
2002 61.256 3139 5,12
2003 68.365 3994 5,84
2004 75.453 2540 3,37
2005 87.746 4599 5,24
2006 100.415 7265 7,23
(Nguồn: Vụ Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao).
Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2006 số bị cáo là NCTN có xu hướng giảm từ năm 2001 đến năm 2004 và tăng mạnh vào năm 2005 và 2006, tuy nhiên số bị cáo là NCTN so với tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử thì lại tăng giảm thất thường. So với năm 2004, số lượng NCTN phạm tội năm 2005 tăng 2059 bị cáo, tương đương với 81%. Nếu so sánh số lượng NCTN phạm tội năm 2005 và năm 2006 thì tỷ lệ này là tăng 2666 bị cáo, tương đương với 58%. Trong khi đó, số NCTN phạm tội trong hai năm 2004 và 2005 mới chỉ gần bằng số lượng NCTN phạm tội trong năm 2006. Nhìn vào con số thống kê có thể thấy tội phạm nói chung và tội phạm là người chưa thành niên nói riêng có diễn biến phức tạp và kể từ năm 2005 lại có chiều hướng tăng mạnh. Cá biệt ở một số nơi, như Hà Nội, tỷ lệ NCTN bị đưa ra xét xử có năm chiếm trên 10% tổng số bị cáo bị xét xử (năm 2001: 10,46%; năm 2004: 10,9 %, năm 2005: 14,8%).
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích số lượng NCTN phạm tội bị xét xử từ năm 2001 đến năm 2005, các hành vi phạm tội của NCTN khá đa dạng, họ phạm hầu hết các tội đã được quy định trong các chương về tội phạm cụ thể trong BLHS năm 1999. Tuy nhiên, do đặc điểm về tâm sinh lý, về lứa tuổi, về năng lực TNHS cũng như tính chất đặc thù của một số loại tội phạm mà trong cơ cấu tội phạm của NCTN không có một số loại tội phạm nhất định (như: các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về chức vụ, một số tội phạm kinh tế, một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân) hoặc nếu có thì họ chỉ có thể tham gia với vai trò là đồng phạm. Dưới đây là bảng số liệu thống kê về các loại tội NCTN thường phạm phải:
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số bị cáo là NCTN 3441 3139 3994 2540 4599 7265 Giết người 114 125 156 162 330 * Cướp tài sản 551 579 1589 552 1061 893 Trộm cắp tài sản 989 817 808 650 2012 1690 Hiếp dâm 47 67 50 29 78 162 Các tội khác 1.740 1.551 1.391 1.147 1.118 4520
(Nguồn: Viện khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao; *Chưa có số liệu NCTN phạm tội giết người trong năm 2006).
Trong số các tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu thì các tội trộm cắp và tội cướp tài sản có tỷ lệ cao nhất. Trung bình trong toàn quốc số người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản và cướp tài sản đều chiếm trên 44,7 %, trong đó có năm lên tới 66,8% (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào, địa phương nào tội trộm cắp tài sản của công dân do NCTN thực hiện cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tội phạm cụ thể khác mà họ đã thực hiện.
Trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người thì các tội tội giết người, tội hiếp dâm trở nên điển hình và có diễn biến phức tạp. Từ năm 2001 đến năm 2005, TAND các cấp xét xử 887 NCTN phạm tội giết người chiếm 5 % tổng số NCTN phạm tội. Trong đó, số lượng NCTN phạm tội giết người từ 2001 đến 2005 có xu hướng tăng. so với năm 2001, số lượng NCTN bị xét xử về tội này tăng tới 189%.
Ngoài các tội phạm có tính chất điển hình, phổ biến do người chưa thành niên thực hiện nói trên, trong cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện còn có một số tội phạm khác như: đánh bạc, cố ý huỷ hoại tài sản riêng của công dân... đặc biệt là trong một số năm gần đây, đã xuất hiện một số tội phạm ở NCTN (mà trước đây ít hoặc không xẩy ra) như tội buôn lậu, chống người thi hành công vụ, thể hiện rõ ý thức coi thường pháp luật và kỷ cương của Nhà nước.
Nhìn chung, so với các hành vi phạm tội của người lớn thì hành vi phạm tội của NCTN đơn giản hơn nhiều và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra không lớn lắm. Về cơ bản, các hành vi phạm tội của người chưa thành niên trong các vụ trộm cắp thường mang tính chất riêng lẻ, không tập hợp thành nhóm hoặc có nhóm nhưng tồn tại không lâu. Các em thường lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác hoặc chủ quan trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản, để chiếm đoạt tài sản đó.
Tuy nhiên, đối với một số nhóm tội, nếu từ những năm 90 trở về trước, hành vi phạm tội của những NCTN thường là hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng thì từ những năm 1998 trở lại đây, các tội phạm do người chưa thành niên gây ra có tính chất và mức độ nghiêm trọng hơn, thậm chí có cả tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm mà nạn nhân là các em gái chưa thành niên. Nếu trước những năm 90, hành vi phạm tội của những NCTN thường chủ yếu là các hành vi gây rối trật tự công cộng thì