Nâng cao ý thức pháp luật và niền tin nội tâm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án trong quá trình xét xử và quyết đinh hình

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97)

- Thực hiện chặt chẽ việc tiêu chuẩn hoá Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án theo quy định của luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh

3.2.2.Nâng cao ý thức pháp luật và niền tin nội tâm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án trong quá trình xét xử và quyết đinh hình

Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án trong quá trình xét xử và quyết đinh hình phạt.

Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, những tư tưởng thống trị trong xã hội đối với bản chất của pháp luật, mục đích, nhiệm vụ của pháp luật, nhận thức về hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp của con người trong xã hội, về tác động của pháp luật trong đời sống xã hội.

Khi quyết định hình phạt, vai trò của ý thức xã hội thể hiện ở chỗ nó đảm bảo cho thẩm phán và hội thẩm áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự đúng với ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý và đạo đức chung của chúng.

Để quyết định hình phạt đối với người thực hiện tội phạm trong một vụ án cụ thể là sự tìm kiếm độc đáo chân lý khách quan trong vụ án đó nhằm tuyên một loại và mức hình phạt đúng pháp luật, công bằng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, với đặc điểm nhân thân người phạm tội, với các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS thì đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án phải đánh giá đúng cả ý nghĩa chính trị, cả mức độ nguy hiểm cho xã hội, cả ý nghĩa về mặt đạo đức của tội phạm đã thực hiện có nghĩa là đặt một trường hợp phạm tội cụ thể trên một cơ sở vững chắc của việc cân nhắc và trách nhiệm của cá nhân đối với tội phạm mà họ đã thực hiện cũng như đánh giá các đặc điểm của người phạm tội như một cá

nhân, một cá nhân không tồn tại riêng biệt mà là một thành viên của xã hội, của tập thể, cân nhắc cả dư luận xã hội về con người đó, về hoàn cảnh sống, về môi trường gia đình, nhà trường... Để làm được điều đó đòi hỏi họ phải có một ý thức pháp luật vững chắc.

Cùng với ý thức pháp luật, khi quyết định hình phạt, niềm tin nội tâm của người thẩm phán cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi niềm tin của thẩm phán và hội thẩm có tính chất pháp lý vì dựa vào đó mà các tình tiết của vụ án, các đặc điểm nhân thân của người phạm tội được đánh giá. Niềm tin nội tâm của thẩm phán mang tính chất tâm lý vì nó được thể hiện như một trạng thái nhất định của ý thức người thẩm phán đối với hình phạt được tuyên. Niềm tin nội tâm là cơ sở của việc đánh giá chứng cứ, đánh giá các tình tiết của vụ án - một tiền đề quan trọng trong việc quyết định hình phạt.

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, để nâng cao ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử đối với NCTN phạm tội, cần phải tiến hành các biện pháp sau đây:

- Kịp thời ban hành và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các văn bản này tập trung hướng dẫn các quy định còn vướng mắc, còn nhận thức khác nhau trong thực tiễn áp dụng;

- Kịp thời phổ biến, quán triệt đến những người tiến hành tố tụng các hướng dẫn có liên quan, các văn bản của Nhà nước, các Nghị quyết của Đảng liên quan đến đường lối đấu tranh chống tội phạm nói chung và đối với NCTN nói riêng, để họ kịp thời quán triệt các tinh thần đó trong hoạt động tố tụng của mình;

- Kịp thời kiểm tra, đôn đốc, tổng kết rút kinh nghiệm về áp dụng pháp luật, về đường lối xử lý các vụ án do NCTN thực hiện, tìm ra những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân để có giải pháp khắc phục kịp thời. Qua tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn có thể tìm ra cách nhận thức và giải quyết thích hợp những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97)