Một số sai sót trong quá trình quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tộ

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 81 - 85)

NCTN phạm tội

Nhìn chung, trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án có bị cáo là NCTN, các Toà án đều thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các bản án có sức thuyết phục, giáo dục cao và được sự đồng tình. Song hàng năm, qua công tác kiểm tra, giám đốc án vẫn phát hiện được một tỷ lệ nhất định số các vụ án được giải quyết có sai sót. Tỷ lệ này được thể hiện qua nhiều năm đều dưới 1% tổng số các vụ án được giải quyết [23]. Rất tiếc là không có số liệu cụ thể về những sai sót liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội chiếm tỷ lệ bao nhiêu, song qua nghiên cứu, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau về những sai sót phổ biến liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội như sau:

- Thứ nhất, một số Toà án cấp sơ thẩm vẫn còn có những sai sót trong việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 trong quá trình quyết định hình phạt. Trong đó, phổ biến nhất là việc áp dụng không đúng các tình tiết định khung hình phạt. Nguyên nhân của tình trạng này là do Hội đồng xét xử đã không nắm vững các tình tiết định khung như: phạm tội nhiều lần, phạm tội với nhiều người, phạm tội có tính chất côn đồ…

Ví dụ: Gia đình Trần Huy H (16 tuổi) là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mất, sống cùng với mẹ tại gia đình bên nội, trong đó có gia đình bác họ là ông B. Do có tranh chấp về nhà cửa nên ông B thường tìm cách gây sự, tìm cách lấn chiếm nhà. Ngày 20/4/2002, khi đi học về thấy ông B đang đánh mẹ mình nên vớ thanh gỗ đánh ông B một cái vào đầu, gây thương tích 11%. Toà án nhân dân huyên S đã xét xử H về tội tội cố ý gây thương tích và xác

định hành vi của H là có tính côn đồ nên đã căn cứ vào khoản 2 Điều 104 tuyên phạt H hai năm tù.

Trong vụ án này, H là người có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân do vậy việc coi hành vi của H là côn đồ và từ đó áp dụng khoản 2 Điều 104 là không đúng. Vì vậy, Toà án nhân dân Tp H đã xét xử phúc thẩm đã căn cứ vào khoản 1 Điều 104 xử phạt H cải tạo không giam giữ với thời hạn là 2 năm.

-Thứ hai, một số Toà án thường vận dụng không đúng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ.

Ví dụ: Tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trong (điểm h, khoản Điều 46 BLHS năm 1999) là tình tiết được vận dụng phổ biến trong các vụ án chủ thể là người chưa thành niên. Phạm tội lần đầu phải được hiểu là lần đầu tiên phạm tội và chỉ phạm một tội. Trong thực tế, có nơi đã nhầm lẫn coi phạm tội lần đầu với những trường hợp phạm một tội nhiều lần nhưng nay mới bị phát hiện và bị truy tố xét xử lần đầu tiên. Trong trường hợp đó cần phải áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" được quy định ở Điều 48 điểm g BLHS năm 1999 chứ không phải là phạm tội lần đầu theo Điều 46. Một trường hợp khác khi vận dụng tình tiết này là Tòa án chỉ chú ý điều kiện thứ nhất "phạm tội lần đầu" mà không chú ý điều kiện thứ hai của tình tiết là thuộc trường hợp "ít nghiêm trọng". Trong thực tế có không ít trường hợp bị cáo phạm tội lần đầu nhưng thuộc các trường hợp nghiêm trọng như tội giết người, cướp tài sản công dân vẫn được Tòa án vận dụng tình tiết “phạm tội lần đầu” [43, tr. 172].

-Thứ ba, một số Toà án cân nhắc không đúng căn cứ “tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” khi quyết định hình phạt.

Thực tiễn xét xử cho thấy, khi cá thể hoá hình phạt các Tòa án thường chỉ chú ý đến nhân thân người phạm tội, đến các tình tiết tăng nặng và giảm

nhẹ chứ ít khi thấy có bản án phân tích được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhiều bản án chỉ ghi một câu có tính chất chung chung: "hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội" còn nguy hiểm như thế nào, mức độ ra sao thì không được ghi. Do không đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nên có nhiều trường hợp Tòa án đã nêu được hết các tình tiết nhân thân người phạm tội, về tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS nhưng quyết định hình phạt vẫn không chính xác (quá nặng hoặc quá nhẹ).

Ví dụ: Ngày 22/03/2006 Lương Trung T (17 tuổi 17 tháng) cùng với 4 người khác đã thành niên) dùng dao cướp tài sản có giá trị 800.000 đ của anh Phạm Thành L. Vụ việc bị phát hiện và đưa ra xét xử tại Toà án ND huyện GL theo điểm d-khoản 2-điều 133 BLHS năm 1999 (có khung hình phạt là từ bẩy năm đến 15 năm tù). Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 42/2007/HSST ngày 29/5/2007 của Toà án ND huyện GL, bị cáo Lương Trung T phạm tội lần đầu, với vai trò là người thực hành, khai báo thành khẩn và tỏ ra ăn năn hối cải, gây thiệt hại không lớn, đã tự nguyên xong về bồi thường dân sự cho bị hại, tài sản bị chiếm đoạt đã được thu trả lại cho người bị hại, đồng thời thấy không cần thiết cách ly ra khỏi đời sống xã hội nên căn cứ vào Điều 60, 68, 69, 74- BLHS; điểm g, h, p-khoản 1 điều 46, Điều 47 tuyên phạt bị cáo Lương Trung T 36 tháng tù về tội cướp tài sản, nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 60 tháng tính từ ngày tuyên án.

Việc Toà án nhân dân huyên GL, thành phố HN căn cứ vào điều 46, 47 áp dụng cho bị cáo T dưới mức thấp nhất của khung hình phạt bị xét xử với mức 3 năm tù (tức là mức thấp nhất của khung liền kề nhẹ hơn) sau đó lại áp dụng Điều 60 BLHS năm 1999 cho bị cáo T hưởng án treo là quá nhẹ, chưa đánh giá đúng mức tính chất của hành vi phạm tội của bị cáo T (với vai trò là người thực hành). Chính vì vậy, TAND Thành phố HN đã ra quyết định kháng nghị phúc thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo T.

- Thứ tư, một số Toà án đánh giá vai trò của các bị cáo trong các vụ án đồng phạm không đúng dẫn đến quyết định hình phạt không thích hợp.

Ví dụ: Ngày 31/11/2006, Nguyễn Tuấn D (16 tuổi và 6 tháng) và Trần Thanh H (14 tuổi và 1 tháng) có hành vi dùng gậy gỗ vuông dài 80 cm là hung khí nguy hiểm tấn công Anh T để cướp xe máy. Vụ việc bị phát hiện và đưa ra xét xử về tội “Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 điều 133 BLHS năm 1999. Theo nhận định của Bản án số: 258/2007/HSST của Toà án nhân dân Quận ĐĐ, Thành phố. HN: Các bị cáo cùng thống nhất ý chí để cướp tài sản của người bị hại. Cả hai bị cáo cùng tham gia tấn công người bị hại, trong đó bị cáo D là người trực tiếp cầm gậy đánh 2 nhát vào người bị hại (một nhát vào đầu, sau gáy và một nhát vào lưng) và trực tiếp chiếm đoạt tài sản. Bị cáo H cũng trực tiếp tấn công người bị hại (bằng tay) để cho đồng bọn chiếm đoạt tài sản. Nhân thân bị cáo H chưa có tiền án, tiền sự. Bị cáo D có một tiền sự và đang còn thời hiệu. Cả hai bị cáo đều bị tạm giam, trong đó bị cáo D bị liệt trong quá trình tạm giam.

Do vậy, căn cứ vào điểm d Điều 133, điểm g, p khoản 1, khoản 2 điều 46, điều 47, khoản 1 khoản 2 Điều 60 (đối với bị cáo D ), Điều 69, 70 BLHS năm 1999, xử phạt: Nguyễn Tuấn D 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 60 tháng kể từ ngày tuyên án; Trần Thanh H 36 tháng tù giam.

Trong vụ án này, việc cho bị cáo D được hưởng án treo là xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta. Tuy nhiên, khi so sánh vai trò của bị cáo D và H thì rõ ràng vai trò của bị cáo H là thấp hơn so với bị cáo D cho nên về nguyên tắc theo điều 53 BLHS năm 1999, mức án không thể ngang nhau được. Hơn nữa so với bị cáo D, bị cáo H ở độ tuổi ít hơn do vậy nhận thức kém hơn, lại không có tiền án, tiền sự. Do vậy, việc áp dụng mức án phạt tù giam với thời hạn 36 tháng đối với H là quá năng. Vì vậy, vụ án này đã được Toà án nhân dân TP. HN kháng nghị phúc thẩm theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo H.

Ngoài ra, một số Tòa án khi quyết định hình phạt là một số Toá án thường bỏ sót một số tình tiết thuộc về nhân thân có ý nghĩa giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, hoặc bỏ sót một số tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS (thường là tình tiết giảm nhẹ TNHS) dẫn đến quyết định hình phạt quá nhẹ hoặc quá nặng cho bị cáo).

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)