Dự báo triển vọng phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược thâm nhập thị trường sản phẩm sách của công ty CP phát hành sách và thiết bị thư viện. (Trang 41)

- Tên giao dịch: Equipment of library and publication joint stock company Tên viết tắt: ELP , JSC

4.2.1Dự báo triển vọng phát triển của ngành.

CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC

4.2.1Dự báo triển vọng phát triển của ngành.

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ sách báo, văn hóa phẩm tại thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có xu hướng tăng trong những năm tới. Người dân ngày càng quan tâm và tìm đến nhiều hơn với các loại sách kinh tế, thương mại, sách nghiên cứu, công cụ để nâng cao hiểu biết và kiến thức đặc biệt là sách dịch nước ngoài. Ngoài ra, sách văn học cũng tương đối sôi nổi đặc biệt là các loại sách ngoại văn với các bản dịch đồng thời là các loại sách dành cho thiếu nhi và truyện tranh trong những năm tới khá hấp dẫn.

Thu thập của người dân ngày càng cao hơn, chi tiêu mua sắm sách, báo, ấn phẩm cũng sẽ cao hơn. Người dân thành phố chi tiêu cho việc mua sách rất lớn, họ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để mua sách.

Bản dự thảo Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2020 cơ bản đã hoàn thành với hướng dẫn cụ thể, định hướng phát triển cho ngành và đã trình Chính phủ phê duyệt. Nội dung cơ bản của bản dự thảo này là:

- Xây dựng các trung tâm về xuất bản, in, phát hành tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng giữ vai trò hạt nhân thúc đẩy toàn ngành phát triển.

- Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật, đổi mới công nghệ xuất bản.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm. Nhà nước quản lý chặt chẽ những khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung xuất bản phẩm.

- Duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15-20% về số bản sách, từ 8-10% về số đầu sách, từ 10-15% về trang in, số lượng bình quân các sản phẩm xuất bản dưới dạng điện tử tăng từ 5% trở lên.

- Lĩnh vực phát hành sách, phấn đấu đưa sách đến mọi miền đất nước, khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đến năm 2015 đưa sách về tất cả các xã.

- Mở rộng thị trường sách ra ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009 vào năm 2015 và tăng gấp 3 lần vào năm 2020, đảm nhận tiêu thụ 50% tổng số xuất bản phẩm hàng năm.

- Phấn đấu đến năm 2020 số lượng xuất bản phẩm đạt bình quân 6 bản sách/người, đưa ngành xuất bản, in, phát hành Việt Nam tiếp cận trình độ của các nước phát triển ở châu Á.

Bên cạnh đó là bản dự thảo Quyết định những chế độ ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho ngành xuất bản: các doanh nghiệp được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầu tư dây chuyền thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để sản xuất, in xuất bản phẩm, in báo, tạp chí, tem chống giả với mức lãi suất ưu đãi theo quy định về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Để nâng cao trình độ lao động ngành in, xuất bản, phát hành, dự thảo cũng đề xuất hỗ trợ 50% kinh phí mỗi năm trong thời gian 5 năm cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành này từ cao đẳng trở lên để mua, biên dịch, biên soạn giáo trình.

Trong sự hội nhập, phát triển theo cam kết khi gia nhập WTO trong lĩnh vực phát hành chính thức có hiệu lực từ 1/1/2009, sự có mặt của văn phòng đại diện các cơ sở phát hành nước ngoài ở Việt Nam sẽ ngày càng nhiều, sách của nước ngoài sẽ được đưa vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, có thêm nhiều gương mặt mới mà chủ yếu ở đây là sách ngoại văn. Ngành sẽ không chỉ có riêng các doanh nghiệp trong nước mà có sự tham gia ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, ngành xuất bản, in, phát hành trong những tới sẽ có rất nhiều điều kiện và triển vọng phát triển lớn với định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, nhưng cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược thâm nhập thị trường sản phẩm sách của công ty CP phát hành sách và thiết bị thư viện. (Trang 41)