Quy trình quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 27)

27

Tuy không thể bao hàm được bức tranh tổng thể về họa động quản trị rủi ro nhưng có thể tóm tắt quy trình theo 3 bước chính sau.

1.2.4.1. Xác định nguyên nhân gây ra rủi ro

Bước đầu tiên trong bất kì quá trình quản trị rủi ro nào là dự đoán và nhận dạng những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, xem xét tất cả các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng tới hoạt động của chuỗi cung ứng. Một cách khái quát thì nhận dạng rủi ro được xác định là việc xác định những loại rủi ro có thể ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng

Để nhận dạng đúng rủi ro người ta phải đánh giá có hệ thống tất cả các sự kiện có liên quan và các mắt xích trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, nhận diện rủi ro liên quan tới nhà cung cấp. Thường thì muốn nhận diện rủi ro bạn phải hiểu rõ sự hiểu biết của doanh nghiệp bạn về các nhà cung cấp và tính toán được mức độ phụ thuộc vào họ. Tỉ trọng giao dịch của doanh nghiệp bạn chiếm bao nhiêu trong tổng số giao dịch của nhà cung cấp? Các nhà cung cấp có bị lệ thuộc vào sự thay đổi của chu kì kinh tế hay các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế hay không? Nhìn chung để nhận diện rủi ro tốt, các nhà quản trị phải xem xét và lên danh sách những rủi ro thường gặp theo các tiêu chí cụ thể.

1.2.4.2. Đánh giá và đo lƣờng rủi ro.

Việc đánh giá và đo lường rủi ro tức là phân tích ảnh hưởng của rủi ro đến chuỗi cung ứng. Thường thì việc phân tích rủi ro được thực hiện bằng hai phương pháp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính miêu tả các đặc điểm của rủi ro, còn phương pháp định lượng giúp đưa ra các thông tin chi tiết, khách quan và hữu ích về khả năng xảy ra rủi ro và kết quả mà rủi ro gây ra cho chuỗi cung ứng. Thông qua đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mỗi rủi ro đến chuỗi, từ đó đưa ra biểu đồ mô tả mức độ nghiêm trọng của mỗi rủi ro.

28

Sau khi đã lên danh sách các rủi ro và phân tích ảnh hưởng có thể gây ra của chúng đến chuỗi cung ứng, nhà quản trị rủi ro sẽ đưa ra giải pháp thích hợp nhất để đối phó với rủi ro. Cách đối phó với rủi ro phụ thuộc vào hoàn cảnh và mức độ tác động của mỗi rủi ro. Nhà quản trị rủi ro thường lựa chọn các giải pháp như: thờ ơ với rủi ro, giảm khă năng xuất hiện rủi ro, giảm tác động của rủi ro, chuyển nhượng rủi ro, lập kế hoạch đề phòng rủi ro, thích ứng với rủi ro, chống lại rủi ro hay chuyển tới môi trường khác.

Khi đã lên danh sách các phương thức đối phó với rủi ro, cần lựa chọn cách đối phó thích hợp nhất bằng việc phân tích có hệ thống và lập cây ra quyết định với mỗi cách đối phó. Lựa chọn giải pháp với khả năng hạn chế được tổn hại ít nhất với chuỗi cung ứng. Trong một vài trường hợp nhà quản trị có thể lựa chọn nhều giải pháp cùng một lúc để có một chiến lược tổng hợp giải quyết tất cả các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)