Rủi ro trong vận tải lúa gạo trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 83)

Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung ứng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa cao do có biên độ dao động lớn về thời gian thực hiện các đơn hàng, dự trữ trung bình, thời gian vận chuyển... dẫn đến xác suất rủi ro giao hàng chậm rất lớn, nhất là vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo từ tháng 2 đến tháng 5. Doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ chậm thực hiện đơn hàng đến 5%, so với các doanh nghiệp nước ngoài, như Olam chẳng hạn, có tỷ lệ hoàn thành đơn hàng tới 99,8%. Một số nguyên nhân cơ bản như sau:

3.3.2.1. Tai nạn giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy trong vận tải gạo

Những rủi ro trong quá trình vận chuyển chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố bất khả kháng. Một số vụ tai nạn trong quá trình vậnc huyển gạo trong thời gian qua:

 Đêm 11/8, chiếc xa lan chở 450 tấn gạo từ Cần Thơ lên TP HCM đang lưu thông ngang qua đoạn sông Soài Rạp (Phú Xuân, Nhà Bè, TP HCM) đã đâm phải cọc sắt dưới lòng sông và bị nước tràn vào, khi cách bến chỉ 1 km.

(Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xa-lan-cho-450-tan-gao-suyt-chim-

2088495.html)

 Sáng 24/9/2007 tại ngã ba Đèn Đỏ - nơi giao nhau của ba con sông Sài Gòn - Nhà Bè - Đồng Nai. 4 chiếc xà lan, mỗi chiếc có trọng tải trên 700 tấn, chở theo khoảng 350 tấn gạo. 4 xà lan bất ngờ bị một chiếc tàu 10.000 tấn mang quốc tịch Panama đâm thẳng vào. Một chiếc xà lan đã bị chìm nghỉm. Nguyên nhân tai nạn bước đầu được xác định là do chiếc tàu Hutuohel mang quốc tịch Panama bị lạc tay lái.

(Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tau-nuoc-ngoai-dam-4-xa-lan-cho-gao-

83

 Ngày 13/3/2010, Hai xà lan mang biển số của tỉnh Bạc Liêu (chạy hướng từ Cần Thơ đi Hậu Giang) đến khúc sông nói trên đã phóng rất nhanh "như đua với nhau". Trong lúc đó, khúc sông hẹp có nhiều phương tiện ghe tàu neo đậu đặc biệt là ghe của những tiểu thương bán hàng ở chợ nổi và ghe của các lái buôn lúa gạo cập cầu cảng để bán hàng.Do nước chảy xiết, một xà lan đã mất tay lái, tông thẳng vào hàng chục ghe chở lúa gạo đang neo đậu, khiến ít nhất 5 ghe bị chìm, xà lan tiếp tục trườn tới đâm thẳng vào cầu cảng bốc hàng của Xí nghiệp chế biến lương thực Cái Răng, khiến một phần cảng bê tông và dàn tải hàng hóa bị hư hỏng nặng.

(Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/nguoinoitieng/2010/9/127499.cand)

 Chiều 16/10/2014, Chiếc sà lan chở khoảng 400m3 (mang bảng hiệu công ty Thành Lễ) đang chở gạo qua thủy phận sông Sài Gòn thuộc phường 28 Bình Thạng thì va chạm với một tàu khác.

( Nguồn: http://m.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/giao-thong/713147/tai-nan-duong-thuy- tren-song-sai-gon-mot-nguoi-mat-tich)

 Hàng loạt tai nạn xà lan nói riêng, các tai nạn về phương tiện vận tải nói chung, làm thiệt hại hàng ngàn tấn gạo, gây giao hàng trễ, không đúng hợp đồng, thậm chí còn phá vỡ hợp đồng khiến người xuất khẩu mất uy tín cũng như tổn thất về tài chính.

3.3.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất, các tuyến đƣờng vận tải gạo

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa gạo lớn nhất cả nước, thế nhưng, hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL vẫn thiếu tính đồng bộ, là điểm nghẽn nan giải trong vận tải xuất khẩu gạo, đi lại giữa ĐBSCL với các vùng miền khác cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hạ tầng giao thông, nhất là giao thông liên vùng, giao thông kinh tế vẫn đang là điểm yếu của ĐBSCL.Nhiều công trình quan trọng tạo động lực phát triển vùng chậm thi công như tuyến đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, tuyến đường sắt TPHCM -

84

Mỹ Tho; các tuyến quốc lộ (QL) chiều ngang chỉ 3,5m; nhiều tuyến đường ô tô đến trung tâm xã chưa thi công, các cảng nằm dọc tuyến sông Tiền, sông Hậu, cảng biển chưa được đầu tư xây dựng. Luồng cho tàu biển tải trọng lớn còn ách tắc…

Cảng Cái Cui là một ví dụ điển hình.Là dự án trọng điểm của Nhóm cảng biển VI, lớn nhất ĐBSCL, đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, có khả năng tiếp nhận tàu 200.000 tấn, nhưng mới được khai thác khoảng 10% - 20% công suất. Nguyên nhân chính do các tàu lớn luôn bị mắc cạn không vượt qua được luồng Định An.

Một trong những nút thắt “xương xẩu” khác là các tuyến quốc lộ. Gọi là quốc lộ nhưng 2 chiếc ô tô ngược nhiều tránh nhau đã khá vất vả. QL53, 54, 91, 80… đều hẹp và cầu yếu cũ nên khó vận chuyển hàng hóa. QL1A đoạn Cần Thơ - Cà Mau, xương sống của giao thông ĐBSCL, hầu như vắng bóng xe container. Doanh nghiệp ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, vựa tôm xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn mỗi năm, thu về cho đất nước trên 1 tỷ USD phải xé lẻ hàng hóa để chuyên chở về TPHCM xuất khẩu.

Từ khi đưa vào sử dụng đến nay Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, chưa khai thác đúng mức so với quy mô và nguồn vốn đã đầu tư. Hiện tại, sân bay Cần Thơ chỉ khai thác được một số tuyến nội địa như: Cần Thơ - Hà Nội, Cần Thơ - Phú Quốc… Riêng việc mở đường bay quốc tế, Cần Thơ chỉ đưa khách đi đến Đài Loan một vài thời điểm trong năm. Năm 2013, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ chỉ tiếp nhận 238.000 lượt hành khách, trong khi công suất thiết kế là 3.000.000 lượt khách/năm, thấp hơn rất nhiều so với nhiều cảng hàng không khác trong nước…

Trong khi đó, vận tải bằng đường thủy, một thế mạnh của ĐBSCL, vẫn còn rất nhiều… điểm yếu. Theo đánh giá của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, tuy luồng tuyến dày đặc nhưng không đồng cấp, nhất là về độ sâu; một số cầu cũ có chiều rộng khoang thông thuyền, tĩnh không hạn chế. Tuyến huyết mạch từ TPHCM đi các địa phương ĐBSCL phải qua kênh Chợ Gạo. Tuy cầu Chợ Gạo được xây mới có tĩnh không và khoang thông thuyền rộng nhưng luồng vẫn còn hẹp. Trong khi đó, mật độ,

85

lưu lượng phương tiện đi lại lớn hơn 346.000 lượt/năm. Cả vùng ĐBSCL có 2.510 cảng, bến thủy nội địa nhưng trang thiết bị bốc xếp hàng hóa chưa được hiện đại hóa, chưa đồng bộ, kể cả đối với cảng bốc xếp container, phần lớn các bến còn thủ công.

(Nguồn: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/7/355803/)

3.3.2.3. Nhà vận chuyển

Chất lượng nhân sự cũng như cơ sở vật chất của nhà vận chuyển là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng gạo và thời gian vận chuyển gạo đúng thời hạn.

Chất lượng nhân sự không tốt: người nhận đơn hàng không chuyên nghiệp có thể mắc lỗi sai phạm trong hợp đồng vận chuyển, người lái tàu, xe không có kinh nghiệm sẽ khiến tuyến đường có thể kéo dài hơn, thậm chí có thể gây tại nạn cho chuyến vận tải.

Thậm chí nếu người xuất khẩu không tìm hiểu kĩ càng về nhà vận chuyển, có thể sẽ gặp trường hợp lừa đảo, mất hàng, …

3.3.2.4. Các quy định mới của chính phủ

Kể từ ngày 1/4/2014, khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đẩy mạnh việc kiểm soát tải trọng xe trên cả nước, giá cước vận tải đã tăng lên rất cao. Cơ quan chức năng cho rằng việc kiểm soát tải trọng xe sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp vận tải.

Giá cước vận chuyển hàng hóa nói chung và lúa gạo nói riêng đã tăng lên khoảng 50 đến 60% so với trước đó. Trước đây, giá cước vận chuyển gạo từ Tiền Giang về Sài Gòn dao động 120.000-130.000 đồng một tấn. Nhưng ngày 8/4/2014, chủ xe thông báo nâng giá lên 220.000 đồng một tấn.

Hậu quả là tình trạng hàng ùn tắc tại cảng không xuất đi được.Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên là do chủ các phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ tăng

86

giá thành vận chuyển hàng hóa từ 2 - 3 lần.Theo thống kê toàn hệ thống cảng Hải Phòng, có gần 300.000 tấn gạo bị ùn ứ tại các cảng từ 1/4-8/4/2014.Chỉ tính riêng các cảng tư nhân nằm bên dòng sông Cấm chạy qua đường Hùng Vương Quận Hồng Bàng hiện ùn ứ gần 200.000 tấn gạo.

Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong giao hàng, không thực hiện đúng hợp đồng, gây rủi ro cho nhà xuất khẩu trong việc đảm bảo hợp đồng.

(Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2014/3/226765.cand)

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)