Vị trí của quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng trong hệ thống quản trị

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 26)

trị.

Quản trị rủi ro là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng và hoạt động logitics của doanh nghiệp. Quản lý rủi ro là một phần trong việc lập kế hoạch dự án nhằm xác định những nguy cơ chủ yếu, từ đó xây dựng các kế hoạch phòng chống hay giảm thiểu những tác động bất lợi. Như đã biết, chuỗi logistics và cung ứng là một dây chuyền các yếu tố, liên kết với nhau một cách chặt chẽ để thực hiện chức năng dịch chuyển dòng vật chất tới người tiêu dùng. Do vậy việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc giải quyết tất cả những rủi ro và trở ngại phát sinh để dòng tài nguyên, vật chất được truyền tải một cách nhịp nhàng và hiệu quả trong toàn bộ quá trình cung ứng.

Quản trị rủi ro chuỗi logistics và cung ứng đưa ra chiến lược vì vậy tăng cường sự bảo đảm cho hoạt động quản trị có hiệu quả. Nói một cách khác, khi thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, nhà quản lý nhằm thực hiện mục tiêu:

Một là, tăng khả năng chịu đựng của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng đối

26

chuối logistics và cung ứng nhanh chóng phục hồi và trở lại trạng thái bình thường càng nhanh càng tốt.

Hai là, ở một góc độ nào đó có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của rủi

ro và tổn hại mà các rủi ro gây ra đối với chuỗi khi không thể ngăn chặn nó xảy ra. Theo các nhà quản trị rủi ro quản trị rủi ro không phải là việc tạo ra một môi trường kinh doanh phi rủi ro mà là việc các nhà quản trị nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra, đánh giá được đúng quy mô và tầm ảnh hưởng của chúng, đồng thời đưa ra các giải pháp hợp lý để đối phó với rủi ro. Thành công chỉ đạt được khi người ta dám chấp nhận rủi ro. Vì vậy trong kinh doanh nói chung và hoạt động logistics và chuỗi cung ứng nói riêng thì quản trị rủi ro thực sự hiệu quả không phải là việc ngăn chặn hoàn toàn rủi ro xảy ra mà là biết kiểm soát chúng và biến những trở ngại thành cơ hội để đạt được thế cân bằng trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 26)