Chuỗi cung ứng gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 57)

Mô hình xuất khẩu gạo cơ bản

Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam (nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp tại khu vực phía Nam) theo 2 mô hình xuất khẩu gạo cơ bản như sau:

Sơ đồ 1: Mô hình A (Thu mua gạo – xuất khẩu)

Doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thương lái để tái chế ra gạo thành phẩm xuất khẩu. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các hợp đồng G2G và các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi… Qui cách gạo thường khó đảm bảo độ thuần chủng nên giá không cao.

Đặc điểm kinh doanh của mô hình:

 Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng sáo.

 Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không ổn định.

 Qui trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn (two process system).

 Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng từ 100 – 1.000 tấn đến cảng Sài Gòn.

57

Sơ đồ 2: Mô hình B (Đầu tƣ vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu)

Doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu. Theo mô hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao cấp như Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và giá gạo xuất khẩu (5% tấm) thường cao hơn giá gạo cùng phẩm cấp của mô hình A khoảng 40 USD (tại thời điểm khảo sát tháng 9/2011). Đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở các tỉnh phía Nam hiện nay. Đặc điểm kinh doanh của mô hình:

 Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp.

 Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng nhất

 Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui trình khép kín (oneprocess system), tỷ lệ hao hụt thấp.

 Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả hơn

 Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất canh tác phải lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)