Dòng chu chuyển trong chuỗi cung ứng gạo

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 79)

Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu liên quan đến các dòng chu chuyển sau:

 Đối với gạo chế biến và đóng bao tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…) được vận chuyển lên cảng Sài Gòn bằng xà lan mất 24 – 36 giờ. Đối với gạo chế biến và đóng container tại các nhà máy của doanh nghiệp (ở Long An, Tiền Giang…) được vận chuyển bằng xe container đến cảng Sàigòn/Cát Lái trong vòng 4 – 5 giờ cho quãng đường trên dưới 70km.

 Cước phí vận chuyển gạo từ Đồng bằng Sông Cửu Long về Cảng Sài Gòn đã giảm mạnh trong mấy năm vừa qua và hiện có tính cạnh tranh rất cao. Cụ thể, tại thời

79

điểm khảo sát vào tháng 8/2014, cước phí vận chuyển bằng xà lan ở mức trên 140.000 VNĐ/tấn; cước phí vận chuyển bằng container theo đường bộ trên dưới 220.000VNĐ/tấn, cao hơn từ 50 – 70% so với vận chuyển bằng xà lan.

 Dịch vụ vận chuyển nội địa chủ yếu thuê ngoài và thường không có công nghệ cung cấp dịch vụ theo dõi trong quá trình vận chuyển. Còn vận chuyển quốc tế phần lớn do các hãng tàu nước ngoài đảm nhiệm theo chỉ định của nhà nhập khẩu theo điều kiện FOB. Thời gian vận chuyển đường biển quốc tế trung bình 2 – 3 ngày đối với các thị trường Hong Kong, Philippines, nhưng sẽ mất 45 ngày đối với điểm đến Senegal, Châu Phi trong trường hợp không có chuyển tải.

 Thời gian thực hiện hoàn tất một đơn hàng từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi nhận thanh toán cuối cùng mất từ 4 – 12 tuần lễ. Chi phí bảo hiểm từ 0,1% – 0,4% giá trị chuyến hàng.

 Các chứng từ cần thiết kèm theo khi giao hàng, như: C/O (certificate of origin); chứng chỉ kiểm dịch, phun trùng và vệ sinh thực phẩm (the certificates related to inspection, fumigation and phytosanitary) thường được cấp trong vòng 1 – 2 ngày; nhưng giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (health certification) phải cần tới 7 – 10 ngày.

Bảng 6: Thông tin vận tải đƣờng bộ và thủy chuỗi ngành hàng gạo

YẾU TỐ ĐƢỜNG BỘ ĐƢỜNG THỦY

Xe tải có trọng tải

6-20T/chuyến Trọng tải Xà lan: 450-700 tấn/chuyến TB: 15 T/C Số chuyến/tháng 6-40 ; TB : 10C 2,5 chuyến/tháng Các tỉnh Miền Tây >40 C/tháng Tp. HCM 20C/tháng Chi phí vận chuyển: Ngoài ĐBSCL 1.900đ/tấn/km 80.000đ/tấn hoặc 606đ/tấn/km Trong ĐBSCL 1.200-1.500

80

Chi phí bốc xếp: Chủ vựa trả Chủ tàu chi trả

TB: 20.000đ/tấn 16-20.000đ/tấn

Kênh vận tải bộ:

Tiêu dùng nội địa 98% 5%

Xuất khẩu 2% 95%

Thuận lợi:

- Đường bộ lưu thông tốt

- Vận chuyển số lượng lớn - Vận chuyển nhanh

- Ít thất thoát

- Vận chuyển đến nhiều nơi, nhiều chuyển trong tháng

Khó Khăn

- Thiếu bến bãi đậu xe khi bốc xếp hàng

- Sông hẹp và cạn

- Vận chuyển chậm, Số chuyến đi ít, không thường xuyên

Tài xế không có nơi ăn nghỉ

- Thời gian bốc xếp và vận chuyển kéo dài

Nguồn: Kết quả khảo sát (MDI, 2010)

Bảng 7: Phí vận chuyển và bốc xếp chuỗi ngành hàng gạo

Tác nhân và phƣơng tiện Tiêu thụ nội địa (đ/tấn)

Xuất khẩu (đ/tấn)

Nông dân

Honda, ghe/xuồng, máy cày, xe tự chế, MM khâu làm đất (96,3%), khâu thu hoạch (66,5%)

60.000 *30.000

60.000 *30.000

81

Thương lái Ghe công suất 13-60 tấn **10.000 **10.000

257.000 257.000

Nhà máy xay xát

Bốc xếp bằng máy (45%) Công suất kho 100 – 5.000 tấn

10.000 10.000

Nhà máy lau bóng

Công suất 12-48 tấn/ngày

10.000 10.000 Kho chứa 200-2.000 tấn Bán sỉ Xe tải: 30.000 6-20T/chuyến; 150.000-330.000 Bán lẻ ĐBSCL: >40 C/tháng 20.000 Tp.HCM: 20C/tháng 100.000 Công ty Kho chứa 200-2.000 tấn 50.000 50.000

Xe tải và xà lan 450-700 tấn/chuyến ***40.000

150.000 + Bán theo giá CIF 2,5 chuyến/tháng +15USD – bán ở Châu Á +22USD – bán ở Châu Phi FOB: 617.000 CIF = FOB + 15USD (or + 22USD) Tổng cộng 727.000

Nguồn: Kết quả khảo sát (MDI, 2010)

(*) Phí bốc xếp lúa xuống ghe (1 chiều) và từ ghe lên nhà máy (2 chiều) (**) Bốc xếp gạo lức từ ghe lên nhà máy lau bóng (1 chiều)

82 (***) Phí bốc xếp tại cảng Sài Gòn

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)