3.1.2.1. Do khí hậu, thiên tai
Thách thức lớn đến nông nghiệp Việt Nam và ngành lúa gạo nói riêng là biến đổi khí hậu đã đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, việc sản xuất lúa phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, và bị chi phối chính bởi vấn đề xâm nhập mặn vào mùa khô và ngập lũ vào mùa mưa. Theo số liệu thống kê, hàng năm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại trên dưới 1000 tỷ đồng do hạn hán và nước mặn xâm nhập vào đồng nội.
64
Sự thay đổi lưu lượng thượng lưu trong kịch bản “biến đổi khí hậu” (tăng hầu hết các tháng trong năm) được xác định dựa vào nghiên cứu có trước sử dụng kết quả của mô hình hoàn lưu khí quyển trái đất (của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản) tính toán cho kịch bản biến đổi khí hậu IPCC SRES A1B. Mức nước dâng trong kịch bản A1B (53 cm) cũng được sử dụng cho kịch bản “biến đổi khí hậu”. Kết quả tính toán về xâm nhập mặn và diễn biến lũ được sử dụng để ước tính sơ bộ về thời đoạn trồng lúa tiềm năng. Kết quả cho thấy, tác động bất lợi lên thời đoạn trồng lúa gây ra chủ yếu bởi lũ với cường độ và chiều sâu ngập lũ lớn hơn, vùng ngập rộng hơn, và thời gian ngập lũ kéo dài hơn.
Diện tích tiềm năng cho trồng lúa 3 vụ giảm từ 31% xuống còn 5%, trong khi diện tích tiềm năng trồng 1 vụ lúa tăng từ 21% lên 62% tổng diện tích toàn đồng bằng. Trong phân tích rủi ro, chúng tôi sơ bộ chia toàn đồng bằng ra 3 vùng với các cấp độ rủi ro trong trồng lúa khác nhau, trong đó các vùng có mức độ rủi ro cao và trung bình lần lượt chiếm khoảng 31% và 36% tổng diện tích toàn đồng bằng.
Theo dự báo thì ở ĐBSCL, tổng lượng mưa đến năm 2030 sẽ giảm 20%, mưa trễ hơn 2 tuần và lũ đến sớm 2 tuần.
Nếu nước biển dâng lên thêm 1 mét thì Bến Tre sẽ mất 50% diện tích đất, kế đến là Long An (mất 49%), Tiền Giang (32,7%), Cần Thơ (24,7%), 40% diện tích đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng. Như vậy diện tích lúa sẽ bị thu hẹp, sản lượng giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, các thiên tai khác như bão, lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông sản nói chung, ngành lúa gạo nói riêng.
3.1.2.2. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất lúa gạo ở Việt Nam tương đối cao. Ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, trong vụ lúa Hè Thu năm 2010, chi phí phân bón bình quân là 4,1 triệu
65
đồng/ha (khoảng 200 USD/ha), biến động từ 1,5 – 9,3 triệu đồng/ha, chiếm 27-30% tổng chi phí sản xuất lúa. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm 17-20% tổng chi phí sản xuất (bình quân 2,6 triệu đồng/ha, khoảng 130 USD/ha). Tổng chi phí sản xuất 1 vụ lúa khoảng 15 triệu đồng/ha (750USD/ha), và giá thành bình quân 3,2 triệu đồng/tấn lúa, khoảng 160USD.
Với chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thu mua nội địa trong công ty cũng tăng cao, khiến các doanh nghiệp phải nâng giá sản xuất gây trở ngại đến việc đấu thầu xuất khẩu gạo.
3.1.2.3. Chất lƣợng giống
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp, đến tháng 4/2014, Việt Nam đã có 102 giống lúa nhưng chất lượng gạo xuất khẩu vẫn không được nâng lên, do bản thân các giống đó không có đột phá, đáng chú ý là trong quá trình tổ chức thu mua, thương lái trộn lẫn các loại lúa với nhau nên dẫn tới chất lượng thấp, giá bán không cao, khó cạnh tranh.
Trong 5 năm (2008 - 2013), tổng kinh phí đầu tư cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của bộ là gần 4.000 tỷ đồng, trong đó cho nhiệm vụ nghiên cứu là hơn 2.673 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 5 năm qua cũng chỉ có hơn 1.000 giống cây trồng, vật nuôi và các loại tiến bộ kỹ thuật được công nhận, đưa vào sản xuất. Điều đó cho thấy, nghiên cứu khoa học nông nghiệp nói chung và nghiên cứu giống nói riêng vẫn ở tình trạng không có hiệu quả. Đề tài đăng ký thì nhiều, nhưng đề tài có tính ứng dụng thực tiễn rất ít”.
Chất lượng lúa thấp do các giống lúa không có tính đột phá, đặc biệt trong quá trình tổ chức thu mua, thương lái trộn lẫn các loại lúa với nhau. Và một điều đáng chú ý khác là giống lúa cùng với phân bón, thuốc trừ sâu của Việt Nam đều nhập từ 50- 70% từ Trung Quốc. Chứng tỏ dù bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu nhưng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để tự chủ trong việc sử dụng giống và nguyên liệu để gieo trồng lúa đạt chuẩn. Do giống lúa việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo
66
không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó.
Dự án đầu tư phát triển giống lúa lai thực hiện từ năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trị giá 338 tỉ đồng. Tuy nhiên đến hiện nay giống lúa lai vẫn nhập khẩu trên 70%, đó là một con số không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, gần đây giống lúa gạo Việt Nam đang đối đầu với nguy cơ thua kém đối thủ Campuchia. Campuchia hiện nay đã đi vào quy hoạch vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất gạo có chất lượng tốt và Cục xúc tiến thương mại của Campuchia đã giúp 8 công ty xuất khẩu gạo tham dự hội chợ ở Thái Lan mà trong hội chợ, Việt Nam hoàn toàn vắng bóng.
Gạo Capuchia được thế giới chú ý thông qua hội chợ đó. Những công ty xuất khẩu chỉ vài chục ngàn tấn chứ không lên đến hàng trăm ngàn tấn như Việt Nam, họ làm nhỏ nhưng làm có chất lượng và là những sản phẩm có thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu mà chỉ mua lúa thông qua thương lái thì không thể xây dựng thương hiệu được. Cục xúc tiến thương mại lại không có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cuối cùng không giúp được doanh nghiệp nào đi triển lãm được.
Nhìn chung giống lúa Việt Nam chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức. Chưa tạo ra được giống lúa nào đáp ứng điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn đạt được chất lượng và năng suất cao, tạo ra thươn hiệu chất lượng riêng trên thị trường.
3.1.2.4. Hoạt động thu mua
Hiện nay nhà nước qui định người thu mua phải mua với giá sàn và qui định lượng mua dự trữ tỏ ra không phù hợp với bản chất kinh tế thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, vì buộc các doanh nghiệp thu mua tạm trữ nhằm bình ổn giá bằng
67
nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mà đa số phải vay với lãi suất thỏa thuận. Việc buộc doanh nghiệp dự trữ lớn sẽ tăng thêm chi phí, nhất là khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng và cuối cùng lại tính vào giá thành làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam khi xuất khẩu. Đồng thời, một nghịch lý khác là khi giá gạo xuất khẩu xuống thấp, doanh nghiệp có thể thua lỗ nếu phải bắt buộc mua lúa từ nông dân với giá sàn bảo đảm lợi nhuận cho nông dân 30% so với giá bán.
3.1.2.5. Rủi ro do thƣơng lái
Thương lái - những người thu mua cũng là một trong những nguyên nhân góp phần ảnh hưởng đến sự nguồn lúa gạo trong chuỗi cung ứng thông qua việc gây sức ép lên người nông dân trong quá trình mua bán.
Từ tháng 8 năm 2014, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo có sự thay đổi lớn. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...
Địa bàn diễn ra thu gom lúa gạo nhộn nhịp nhất là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ, đoạn dọc sông Hậu. Hầu hết các ghe thuyền từ khắp nơi tập kết về Cảng Mỹ Thới (An Giang). Theo Ban Quản lý Xí nghiệp Cảng Mỹ Thới, thời gian gần đây, số lượng các ghe lớn, đặc biệt từ các tỉnh ngoài đăng ký cập cảng tăng gần gấp đôi…
Họ chỉ nhắm vào các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa như các nhà máy xay xát và thương thảo trực tiếp với các thương lái, không thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. Các chủ cơ sở xay xát trực tiếp liên hệ với các thương lái mua lúa với giá cao và số lượng lớn hơn so với các mối công ty xuất khẩu trên địa bàn.
Theo một số nhận định, cách mua bán cũng như hợp đồng và chọn lựa gạo khá dễ dãi, như gạo 5% tấm, thương lái sẵn sàng mua với giá 10.500 đồng/kg trong khi đó
68
giá thị trường là 9.500 đồng/kg, thậm chí 11.000 đồng/kg họ cũng mua, và chỉ tập trung vào thu gom các loại gạo dạng trung bình và vừa như thơm nhẹ và IR50404.
Ở Đồng Tháp, các ngành quản lý của tỉnh này cũng đã nghe nhiều doanh nghiệp phản ánh về tình trạng thương lái thu gom lúa gạo ồ ạt. Một doanh nghiệp ở Đồng Tháp thông tin, thương lái có cả người Trung Quốc đến tận các cơ sở xay xát, hay các doanh nghiệp xuất khẩu nội địa đặt hàng với số lượng lớn từ 10.000 – 20.000 tấn, thời gian giao hàng tùy hợp đồng có khi giao trong vòng 2 hoặc 3 tháng. Do hoạt động không bình thường của một số thương lái trên mà giá lúa ở vùng này tăng cao, như lúa tươi IR50404 từ 4.600 – 4.800 đồng/kg, lúa dài thường 5.000 – 5.400 đồng/kg, bình quân tăng từ 200 – 500 đồng/kg.
Tình hình trên đã dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động thu mua và nguồn cung lúa gạo. Giống như các mặt hàng nông sản mà thương lái Trung Quốc đã làm “làm mưa làm gió” miền Tây thời gian qua, như khoai lang, sương sáo, trái cây… Tuy nhiên, trong thời buổi mà lúa gạo Việt Nam, đặc biệt vùng ĐBSCL đang dư thừa, giá cả lại thấp, thì dại gì mà không chịu bán giá cao, người nông dân có lời nhiều. Còn về việc làm xáo trộn thị trường xuất khẩu lúa gạo hay hậu quả nào khác thì lúc đó Nhà nước phải ra có biện pháp cụ thể kịp thời. Do các thương lái thu gom từ nhiều nơi đến đăng ký xay xát nên nhà máy tăng công suất từ 200 tấn/ngày tăng lên 250-300 tấn/ngày.
Nông thôn miền Tây vẫn đang thiếu một kênh thu mua nông sản chính thức, năng động và ổn định; còn phải qua nhiều trung gian, mất nhiều chi phí nên các “tay buôn ngoại” và “lái trung gian” dễ lợi dụng tâm lý cả tin, hám lợi, dễ chấp nhận may rủi của người dân để “làm mưa, làm gió”.