Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh nhất trong số các nước xuất khẩu gạo chủ chốt, khiến Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba trong năm 2013, sau Ấn Độ và Thái Lan.
49
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Ấn Độ đứng đầu về xuất khẩu gạo trong năm thứ hai liên tiếp, với tổng khối lượng xuất khẩu năm 2013 đạt 9,61 triệu tấn, tiếp tục nới rộng khoảng cách với các nước xuất khẩu lớn khác.
Tuy nhiên, nếu so với mức xuất khẩu kỷ lục của năm 2012, xuất khẩu gạo của Ấn Độ vẫn giảm gần 9,8%.
Xuất khẩu của Thái Lan đứng vị trí thứ hai với tổng khối lượng xuất khẩu đạt 6,79 triệu tấn, giảm nhẹ 2,6% so với năm trước đó.
Việt Nam đứng vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo, với khối lượng thấp hơn Thái Lan đôi chút, đạt 6,74 triệu tấn, giảm 12,9% so với năm 2012. Đây là mức giảm mạnh nhất trong số 5 thị trường xuất khẩu gạo chủ chốt trên thế giới.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm 2013, xuất khẩu gạo của Pakistan vẫn giữ vị trí thứ tư với khối lượng 3,41 triệu tấn, giảm 6,6% so với năm trước đó, trong khi Mỹ đứng vị trị thứ năm với khối lượng xuất khẩu đạt 3,37 triệu tấn, tăng khoảng 1,2% so với năm trước đó.
50
Trong năm đến nay, tổng khối lượng xuất khẩu của 5 nước xuất khẩu lớn đạt 29,92 triệu tấn. Tuy giảm 7,5% so với mức xuất khẩu của năm 2012, nhưng đây vẫn là năm xuất khẩu nhiều thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau chính năm 2012.
Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo.
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và 0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trường, với 561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch); xuất sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012).
Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm 73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về lượng và giảm 49,46% về kim ngạch).
51
Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao trên 100% về lượng và kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về lượng và tăng 458,73% về kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về kim ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về kim ngạch) và Ba Lan (tăng 156,87% về lượng và tăng 97,04% về kim ngạch).
52
53
Xuất khẩu gạo của nước ta trong năm 2014 dự đoán sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo truyền thống và đối thủ mới nổi. Xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn hơn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉ tương đương năm 2013, khoảng 6,5 - 7 triệu tấn. Năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăn của năm 2013 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do cung cấp dư thừa, cạnh tranh quyết liệt.
Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á nên xu hướng giá còn tiếp tục sút giảm trong thời gian tới. Việt Nam sẽ phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt, nhất là với Thái Lan về gạo thơm và gạo trắng. Lợi thế của Việt Nam là khả năng cạnh tranh của gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao ở châu Phi và nhu cầu từ các thị trường gần, giao hàng nhanh ở Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á mặc dù nhu cầu đang sụt giảm vẫn là các thị trường truyền thống có hợp đồng tập trung, Việt Nam có khả năng cạnh tranh khi có nhu cầu. Riêng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là xuất khẩu biên giới góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa khi các thị trường khác sút giảm mặc dù vẫn tiềm ẩn rủi ro trong thương mại. Các thị trường xuất khẩu gạo Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Phi… tiếp tục duy trì tốt. Đặc biệt, nhiều thị trường tiêu thụ gạo mới như Dubai và các quốc gia vùng Trung Đông… có khả năng tiêu thụ khả quan. Ngoài ra, thị trường Úc và châu Âu cũng đang rộng mở đối với một số loại gạo cấp cao…
Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp trong nước không nên chạy theo số lượng mà phải chú ý đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng giá trị, đồng thời chú ý khai thác các thị trường mới, nhất là các thị trường tiêu thụ gạo cấp cao.
Gạo Việt Nam lại đối mặt nguy cơ nằm ngoài "hạt gạo khu vực Đông Nam Á"
54
Dù đã chú trọng đẩy mạnh thành lập Liên minh lúa gạo ASEAN, nhưng dường như, gạo Việt Nam lại đối mặt nguy cơ nằm ngoài "hạt gạo khu vực Đông Nam Á" khi ngày 1/10/2012, các tập đoàn nông nghiệp lớn của 3 nước Philippines, Myanmar, Thái Lan đã lập hiệp hội lúa gạo.
Cả ba quốc gia Philippines, Myanmar và Thái Lan hiện đều phải đối mặt với những khó khăn riêng trong sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, nếu xét trên các khía cạnh riêng lẻ thì các nước này đều có những thế mạnh nhất định và Việt Nam hoàn toàn có thể mang về lợi ích nếu cùng họ phát triển ngành lúa gạo.
"Liên minh lúa gạo Việt Nam - Myanmar" đó có đề cập đến việc giúp đỡ phát triển kỹ thuật sản xuất lúa gạo và tận dụng các ưu thế tự nhiên của Myanmar để đẩy giá trị hạt gạo Việt Nam lên cao, thoát khỏi giá gạo của một nền nông nghiệp "giá rẻ". Tác giả trên còn cảnh báo đến hậu quả "trâu chậm uống nước đục" nếu Việt Nam chậm chân trước một Myanmar đầy tiềm năng.
Với Philippines, tuy chưa đề cập nhiều về vấn đề lúa gạo giữa hai nước trong các lần trao đổi hợp tác, nhưng giai đoạn 2008-2011, Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD/năm sang Philippines, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ASEAN, chủ yếu là xuất khẩu gạo (chiếm 50-60% kim ngạch xuất khẩu; khoảng 1,5 triệu tấn/năm). Bộ Nông nghiệp Philippines đã ban hành chương trình cung cấp hạt giống chất lượng cao đồng thời cấp bảo hiểm rủi ro thiên tai cho nông dân trồng lúa bất chấp các chuyên gia ADB cho rằng chính phủ nước này sẽ tiêu tốn ngân sách một cách vô ích. Điều này chứng tỏ Phippines đang nỗ lực trong việc đảm bảo sản lượng lúa gạo cho toàn dân trong năm 2013. Đó cũng là cơ hội cho Việt Nam chủ động đưa tay hợp tác trên lĩnh vực chuyển giao công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất... nhằm xây dựng liên minh lúa gạo về sau.
Còn với Thái Lan, đã có không ít các hội nghị song phương diễn ra trước đây nhằm hướng đến việc đẩy mạnh hợp tác lúa gạo, chia sẻ thông tin lúa gạo, hay cụ thể hơn là bình ổn giá gạo khu vực và thế giới. Với tiềm năng hiện tại, hợp tác lúa gạo Việt - Thái sẽ là một trong những mắc xích quan trọng cho việc hình thành liên minh
55
lúa gạo ASEAN bởi hai quốc gia này thường xuyên kiểm soát gần một nửa lượng xuất khẩu gạo của thế giới.
Thế nhưng, dường như Philippines, Myanmar và Thái Lan đã quyết liệt hơn Việt Nam trong quá trình thực hiện một "OPEC lúa gạo" quyền lực. Những nhận thức về tầm quan trọng trong hợp tác bổ sung và bài học từ lợi thế so sánh (hay còn gọi là "ưu thế so sánh") của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo giúp 3 quốc gia đi đến quyết định thành lập hiệp hội lúa gạo để phát triển chuỗi cung ứng gạo trong khu vực Đông Nam Á bằng cách sử dụng công nghệ giống lai độc quyền và chất lượng cao của tập đoàn SL Agritech Corp của Philippines. Theo đó, SL Agritech sẽ đóng góp công nghệ và giống lúa cho hiệp hội trong khi đối tác Myanmar sẽ cung cấp đất để sản xuất, còn Thái Lan sẽ xử lý tiếp thị toàn cầu. Đây là một mô thức hợp tác mà trước đây, không ít ý kiến từ các chuyên gia Việt Nam ủng hộ.
Dù đã được đề xuất và cảnh báo trước về khâu liên kết hợp tác lúa gạo ASEAN, nhưng với "hiệp hội lúa gạo" này, Việt Nam vẫn ở vòng ngoài.
Tuy nhiên, trang oryza.com đã cho biết, trong một cuộc họp tại Myanmar, các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và những người đứng đầu ngành công nghiệp sản xuất gạo của 5 quốc gia thuộc khối ASEAN, bao gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia đã hoàn tất một thỏa thuận thành lập Liên minh lúa gạo ASEAN (ARF).
Thư ký chung của Liên đoàn lúa gạo Myanmar (MRF) đã cho biết những điều khoản của thỏa thuận này sẽ được trình bày trong một cuộc họp cấp Bộ trưởng vào tháng 8/2014. ARF sẽ tập chung vào việc bảo đảm an ninh lương thực trong khu vực và trên thế giới, ổn định thị trường gạo quốc tế và thúc đẩy hoạt động giao thương gạo cũng như cải thiện cuộc sống cho nông dân canh tác lúa gạo.
Việc thành lập ARF sẽ bao gồm Việt Nam và Thái Lan, hai quốc gia thuộc nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tổng lượng gạo được giao dịch của Việt Nam và Thái Lan chiếm từ 35% - 40% lượng gạo được giao dịch trên toàn cầu. Trong đó, Thái Lan rất quan tâm đến việc thành lập ARF và bày tỏ hy vọng ARF sẽ
56
giúp kiểm soát giá gạo trên thế giới. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại việc thành lập một liên minh lúa gạo là không khả thi do gạo là mặt hàng dễ hư hỏng và các nước thành viên ASEAN thiếu hệ thống kho bảo quản.