Rủi ro trong khâu chế biến, dự trữ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 74)

Hiện nay chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không đồng bộ và ổn định và thường có chất lượng thấp hơn so với gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ vì vậy mức giá của gạo xuất khẩu từ Việt Nam thường thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan khoảng 100 USD/ Tấn. Ngoài ra ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam bị đánh giá là không có tính bền vững và thiếu tính chủ động trong việc thực hiện các hợp đồng. Vì vậy ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất thị trường khi liên minh lúa gạo giữa Thái Lan, Myanmar và Philiphin hình thành. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trên một phần do sự thiếu sót trong khâu quản lí dự trữ đã gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng gạo như:

3.2.3.1. Phƣơng pháp sản xuất

Lúa sau khi thu hoạch thường được các hộ nông dân hạ độ ẩm chủ yếu bằng phương làm khô tự nhiên nhờ vào năng lượng mặt trời (phơi nhanh). Việc xác định độ ẩm đã đạt yêu cầu hay chủ yếu bằng kinh nghiệm (cắn thử) nên không chính xác. Phương pháp này phụ thuộc vào thời tiết nên trong vụ hè thu thường thu hoạch vào mùa đông (tháng 8-9), độ ẩm của lúa hàng hoá thường rất cao ( 15.5-17%) không thể đưa vào dự trữ.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không bị ràng buộc về điều kiện năng lực vốn, bảo đảm vùng nguyên liệu, quy mô kho bãi tồn trữ, quy mô trang thiết bị xay xát chế biến. Vì vậy, có quá nhiều doanh nghiệp thương mại tham gia xuất

74

khẩu gạo như là các nhà trung gian. Sự lệ thuộc của các doanh nghiệp xuất khẩu vào hệ thống cung ứng gạo đã tạo ra một cơ chế thu mua, chế biến thông qua nhiều tầng trung gian nên lợi nhuận của nông dân bị giảm. Kết quả điều tra cho thấy có 100% nhà máy chà lúa có chất lượng thấp và trung bình. Chỉ có 50% nhà máy có xay chà lúa có chất lượng cao. Ngoài ra còn có 20% nhà máy không quan tâm phân biệt chất lượng lúa. Một số nhà máy cho rằng đã có trang bị phương tiện hiện đại như có máy color sorter (loại máy phân loại hạt để loại bỏ những hạt khác màu, khác kích thước để cho sản phẩm được đồng đều). Tuy nhiên, cũng còn nhiều nhà máy có nhu cầu mở rộng nhà máy nhưng chưa có nhu cầu mua sắm máy color sorter vì chưa cần đến, có nhà máy có máy này nhưng không sử dụng. Vì vậy sản phẩm xuất khẩu phần lớn của nước ta chỉ đến các thị trường nhu cầu phẩm chất gạo thấp và giá thấp.

Về mặt kỹ thuật, quy trình chế biến gạo xuất khẩu dựa trên dự trữ gạo nguyên liệu, sau đó phối trộn, lau bóng, sấy và phân cấp theo hợp đồng xuất khẩu của hệ thống thu mua - chế biến - thương mại hiện nay có bản chất là quy trình ngược, thay vì dự trữ lúa nguyên liệu và xay xát đến gạo thành phẩm. Quy trình ngược này dẫn đến chất lượng gạo thấp, tỷ lệ hao hụt và hư hỏng cao, tăng chi phí trong công đoạn chế biến. Ở nước ta lúa sau khi thu hoạch được nông dân bán lúa tươi, thương lái mua về phơi phóng tới độ ẩm 16%-18%. Sau đó đưa vào bóc lức, độ ẩm có thể giảm còn 15,5%-16,5%. Kế tiếp gạo được xát trắng, để có thể đóng gói bảo quản hoặc vận chuyển, gạo được sấy lại đến độ ẩm 14% để chống mốc. Đó là qui trình ngược vì đúng ra phải sấy lúa khô tới 14% sau đó mới xay xát và đóng gói chứ không sấy gạo lại. Do hạt lúa độ ẩm còn cao đưa vào hệ thống xay xát thì gạt gạo chưa đủ cứng để chống lại sự chà sát cơ học của các thiết bị này và bị gẫy vỡ. Khi bị gẫy vỡ như thế thì nó tăng diện tích tiếp xúc với các bề mặt ma sát của thiết bị, làm giảm lượng gạo trắng. “Nếu xay xát lúa ở độ ẩm 14% thì tỷ lệ thu hồi gạo trắng có thể lên tới 69%, còn nếu xay xát ở độ ẩm cao thì tỷ lệ thu hồi từ 60-65%, lượng gạo trắng mất từ 5-10%. Lượng gạo nguyên cũng giảm tương ứng với gạo trắng. Đó là thiệt hai về lượng, bên cạnh đó còn có thiết hại về chất, bởi vì khi hạt gạo độ ẩm còn cao đưa vào hệ thống xay xát thì bị tăng nhiệt, quá trình biến đổi chất lượng của nó diễn ra rất nhanh, làm cho những

75

giống lúa thơm bị giảm mùi thơm đặc trưng rất nhiều. Giảm cả về lượng và chất thì nó làm giảm giá trị hạt gạo, đây là nhược điểm cơ bản của qui trình ngược.” Qui trình chế biến :thu hoạch, làm khô sơ bộ, xay lứt lúa ở độ ẩm cao tại một địa điểm, vận chuyển(và chứa tạm từ 1-7 ngày), xát trắng-lau bóng ở một địa điểm khác, sấy gạo hạ độ ẩm đến 14%, bảo quản tạm gạo trắng(dưới 3 tháng) chờ tiêu thụ. Ngoài những nhược điểm gây tổn thất về số lượng và chất lượng do làm khô sơ bộ cho lúa không đạt yêu cầu và xay xát lúa ở độ ẩm cao, do rơi vải, chuột và sâu bọ; thay vì sấy và bảo quản lúa (dễ hơn) bằng những công nghệ tốt hơn, quy trình này lại sấy và bảo quản gạo (khó hơn nhiều) nhưng lại sử dụng phương tiện kỹ thuật thô sơ hơn. Hệ quả là phẩm chất gạo bị giảm (do gạo qua sấy), cám gạo sinh ra trong xay xát chế biến (chiến từ 8-11% khối lƣợng lúa) từ quá trình xay xát lúa có độ ẩm cao cũng có chất lượng rất thấp, bị biến màu và biến mùi do lượng dầu trong cám có độ ẩm cao bị oxy hoá nghiêm trọng trong đặc điểm môi trường khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao. Cám gạo trong quy trình này khó có thể sử dụng làm thức ăn tốt cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm.Ngoài ra, ”quy trình ngược” này cũng không giúp cho việc tận dụng lượng trấu sinh ra ( chiếm 20-22% khối lượng lúa) trong xay xát lúa mà phải sử dụng các dạng nguyên liệu khác như than đá, dầu DO....với giá cao hơn để sấy gạo do địa điểm xay lứt thường tách rời với địa điểm xát trắng-sấy gạo.

3.2.3.2. Thiếu kho bãi dự trữ

Việt Nam là quốc gia sản xuất mỗi năm hơn 38 triệu tấn lúa, trong đó có 4-5 triệu tấn gạo xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới, nhưng hệ thống kho chứa gạo (silo) có công suất chứa 2 triệu tấn chỉ mang tính tạm thời, không thể tồn trữ, bảo quản theo đúng nghĩa của nó. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đang triển khai đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống silo, kho tồn trữ lúa gạo của Việt Nam lên 4 triệu tấn, trong đó một nửa đầu tư mới. Hầu hết các silo trang bị khá lạc hậu, chủ yếu là kho có mái vòm hay khung thép. Theo khảo sát của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, gần như toàn bộ hệ thống silo hiện nay đều đang có vấn đề về quạt gió, hệ thống làm mát, hệ thống vận chuyển lúa, luân chuyển

76

lúa... Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không mấy ai mặn mà đầu tư vào việc xây dựng kho bãi, bởi doanh nghiệp chỉ lo chuyện bán hàng. Tổng lượng kho ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3,5 triệu tấn. Qui định là kho chứa lúa nhưng trên thực tế hầu hết kho hiện nay là chứa gạo, chứ không thể chứa lúa và những kho đó theo dạng nền bê tông có mái che. Thành ra yêu cầu đáp ứng bảo quản lúa đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng lúa thì hầu hết các kho ở đồng bằng sông Cửu Long là không thể. Nam bộ từng có một vài xi-lô chứa lúa từ thế kỷ trước nhưng công nghệ lạc hậu không đồng bộ và không thích hợp. Gần đây một vài doanh nghiệp có dự án xi-lô mới để chứa lúa hoặc gạo đồ, nhưng tổng sức chứa hơn chục ngàn tấn còn quá khiêm nhượng với sản lượng 21 triệu tấn lúa mỗi năm của đồng bằng sông Cửu Long.Hiện nay hầu hết là chứa gạo ngắn hạn dưới ba tháng để kinh doanh lương thực. Còn đơn vị nào chứa trên ba tháng thì phải lau bóng lượng gạo đó lại vì gạo bị ẩm vàng khi lau bóng lại cho trắng thì tổn thất thêm 3-4% nữa. Trong khi đó, năng lực dự trữ chung của vùng rất hạn chế do quá thiếu kho chứa. Ý định của Chính phủ triển khai đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ hiện đại có quy mô 4 triệu tấn vẫn chưa thể thực hiện do thiếu vốn, không xác định được vai trò ai là chủ đầu tư, cơ chế đầu tư,và cơ chế vận hành, khai thác.

3.2.3.3. Thông tin trong chuỗi cung ứng

Hầu hết các danh nghiệp trong chuỗi cung ứng gạo sử dụng phần mềm ERP software và quản lý kho (warehouse management software) để quản lý thông tin và dự trữ hàng hóa, chưa sử dụng các phần mềm quản lý toàn bộ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát hàng vận chuyển, dự trữ, giao hàng… một cách chính xác.

Điều này dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý, đánh giá tình hình bản thân doanh nghiệp và gặp nhiều rủi ro trong kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ, thuê dịch vụ vận tải.

Không kiểm soát được tình hình tồn kho, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn hàng, hay kiểm soát chất lượng nguồh hàng. Đồng thời, sự phối hợp giữa

77

các hoạt động cũng gặp khó khăn hơn, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững thông tin thị trường nhằm xác định cung cầu trên thị trường thế giới và tình hình các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Thái Lan… cũng như các thị trường nhập khẩu chủ yếu vì vậy việc dự trữ hàng hoá thường mang tính chủ quan và theo thói quen. Do đó các doanh nghiệp thường không thể chủ động trong việc thực hiện đơn hàng và dễ dẫn đến việc thiếu hụt hàng hoá hoặc tồn kho trong kì cao khi thị trường có thay đổi. Thời điểm đầu tháng 6/2014 lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng hơn 2,5-2,7 triệu tấn. Điều đáng nói là khoảng 2 tháng nữa lúa hè thu chính vụ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hoạch rộ với lượng lúa dự kiến sẽ đạt khoảng 6 triệu tấn. Tuy nhiên hai tháng sau đó do nhu cầu thị trường thế giới tăng mạnh trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu không dự báo được tình hình trên nên lượng tồn kho giảm nhanh chóng và nhiều doanh nghiệp phải báo cáo thiếu hụt nguồn hàng xuất khẩu, ngoài ra theo báo cáo thì người dân không còn gạo dự trữ. Đây chính là một ví dụ cho thấy việc không chủ động trong việc nắm thông tin thị trường đã dẫn đến tình trạng không kiểm soát được nguồn hàng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh khi mà các đơn hàng đã kí kết còn đang chờ thực hiện chiếm một sản lượng rất lớn, nếu tới cuối năm sản lượng vụ thu đông nếu không tăng hơn so với dự kiến thì việc bồi thường hợp đồng và mất uy tín là việc không thể tránh khỏi. Do đó, việc thu mua dự trữ quốc gia nhằm mục tiêu an ninh lương thực và bình ổn cũng khó thực hiện được vì thiếu cơ sở hạ tầng lưu trữ.

3.2.3.4. Qui trình dự trữ không hiệu quả

Ngoài ra vấn đề quan trọng nhất trong việc quản trị dự trữ hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng đúng phương pháp dự trữ đối với mặt hàng gạo. Đối với xuất khẩu, hiện chỉ có duy nhất ở Việt Nam mới thực hiện việc xuất khẩu từ hạt gạo, còn với các nước xuất khẩu từ hạt lúa vẫn là chủ đạo. Trên thế giới, không có nước nào đem xay hết lúa ra gạo để dự trữ chờ xuất khẩu như ở Việt Nam. Bởi vì gạo

78

thường có thời gian bảo quản tối đa chỉ được ba tháng, còn lúa thì gấp đôi. Trữ gạo dễ bị mọt, nấm, mốc nên chất lượng thường xuống rất nhanh. Lúa có lớp trấu, lớp cám bảo vệ nên chất lượng bảo quản tới sáu tháng trong điều kiện kho trữ tốt. Sự lạc hậu trong sản xuất dẫn tới tổn thất sau thu hoạch, ước tính vào thời điểm đầu năm 2013 là 13,7%, trong đó ở công đoạn sấy và tồn trữ tính chung đã gần 7%.Hàng năm đồng bằng sông Cửu Long sản xuất hơn 21 triệu tấn lúa như vậy chỉ riêng 2 khâu sấy và tồn trữ tổn thất gần 1,5 triệu tấn, chưa kể qui trình ngược làm phẩm chất gạo kém đi nhiều.Cũng vì trữ gạo nên chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thường bị động. Doanh nghiệp không tự quyết định được lúc nào nên bán, lúc nào nên ngưng. Giá đắt hay rẻ cũng phải bán, nếu không gạo sẽ xuống cấp.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)