Giải pháp cho từng khâu

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 102)

4.3.2.1. Nguồn cung ứng gạo

Đầu tƣ vùng nguyên liệu sản xuất chuỗi cung ứng

Để mở rộng qui mô sản xuất, cải thiện chất lượng giống lúa và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, cần xây dựng các vùng nguyên liệu theo qui mô sản xuất lớn (nông trại từ 1.000 ha – 5.000 ha), tạo thuận lợi cho cơ giới hóa việc canh tác, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch để không chỉ giảm tổn thất về số lượng, nâng cao chất lượng gạo, mà còn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc nguyên liệu của các nhà nhập khẩu. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa đảm bảo cho các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu sử dụng đầy đủ giống lúa đã qua xác nhận, lúa hàng hóa có độ thuần chủng cao để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng theo từng thị trường riêng biệt.

Công tác phòng chống rủi ro thiên tai :

Nhận thức được các tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến diện tích đất canh tác cũng như tổn thất sản lượng và ý nghĩa sống còn của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, toàn ngành đã xây dựng chiến lược hành động đến năm 2020 về cơ bản chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, phải điều tiết thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thương hiệu xanh và thích ứng cũng như xúc tiến hỗ trợ

102

cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nền kinh tế nông nghiệp “thông minh” với các tác động của biến đổi khí hậu.

Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được đánh giá hiệu quả là việc bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn… Đồng thời, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng ngập mặn, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió và cát ven biển. Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp còn thực hiện lồng ghép, điều phối thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng và suy thoái rừng. Bên cạnh đó, Tổng cục triển khai lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, có khả năng chịu hạn, chống cháy và chống chịu bệnh tốt.

Nghiên cứu giống và nguyên liệu gieo trồng:

Đây là công tác trọng tâm nâng cao chất lượng và năng suất lúa nói chung và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Nhà nước cần chú trọng đầu tư và nghiên cứu giống lúa mới có thể thích ứng với điều kiện khí hậu cũng như tiêu chí chất lượng chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó cần thắt chặc và đào tạo tốt hơn về khâu nghiên cứu và thực nghiệm, đảm bảo vốn đầu tư nghiên cứu đạt hiệu quả, kịp thời, tránh trường hợp phí tài sản cũng như thời gian công sức nhưng không đem lại hiệu quả đột phá.

Cụ thể trong thời gian sắp tới, việc nghiên cứu các giống lúa cần phải chú ý các vấn đề sau :

- Đối với gạo trắng: Nghiên cứu và đưa vào sử dụng các giống lúa đảm bảo các tiêu chí như: Có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng thu hồi xay xát cao, Chất lượng hạt gạo tốt , đó là hạt gạo phải là hình dáng hạt dài, ít bạc bụng có độ dẻo đồng thời phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, nhất là các khu vực bị nhiễm phèn, có thời gian sinh trưởng ngắn. Có tính kháng sâu bệnh cao.

103

- Đối với các giống lúa thơm truyền thống: Gạo thơm của Việt Nam thường đạt tiêu chuẩn về mùi vị và độ dẻo nhưng thường không đạt quy cách về độ dài của hạt gạo (thường dưới 7mm), độ bạc bụng cao và thời gian sinh trưởng kéo dài (từ 150 ngày đến 170 ngày). Do đó, yêu cầu các đơn vị nghiên cứu giống tuyển chọn và cải tạo giống để đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo cao cấp và rút ngắn thời gian sinh trưởng xuống từ 120 ngày đến 140 ngày.

Nên từng bước loại bỏ dần các giống lúa có chất lượng xấu, mau thoái hóa và đặc biệt dễ bị nhiễm sâu rầy; ví dụ như giống IR0504 mặc dù cho năng suất tương đối cao, dễ trồng, nhưng thường có bạc bụng nhiều, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; từng bước xây dựng các bộ giống chuẩn quốc gia, chuẩn bị đủ nguồn giống xác nhận phục vụ khâu sản xuất. Xây dựng hệ thống cung cấp giống xác nhận cho người dân đến từng huyện xã thông qua các phòng nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng giống xác nhận. Về bố trí giống, do Việt nam có 2 mùa riêng biệt là mùa khô và mùa mưa nên những giống lúa sẽ được bố trí trồng phù hợp cho từng vụ mùa. Ví dụ như mùa khô nên trồng các giống IR 64, OMCS 2000,... còn mùa mưa thì nên trồng các giống lúa như OM 1999, CM 16-27, IR 52302.

Phân bón

Hiện nay, phần lớn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở Việt nam là do nhập khẩu; đặc biệt là phân urea và DAP, NPK. Một số loại phân bón khác thì nguồn trong nước chưa đủ cung ứng, chất lượng thường không ổn định. Do đó, để đảm bảo nguồn phân bón phục vụ sản xuất, nhà nước đồng thời với lợi thế về nguồn khí thiên nhiên nên xây dựng các nhà máy phân urea trong nước. Hiện tại, chính phủ đã triển khai xây dựng nhà máy phân đạm Phú Mỹ và đã cho ra sản phẩm từ tháng 10 năm 2004, góp phần bình ổn giá phân trong nước và đảm bảo lượng phân urea phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, thị hiếu người tiêu dùng trên thế giới đang từng bước chuyển sang các loại gạo sạch, ít sử dụng phân bón hoá học vô cơ. Vì vậy, nhà nước

104

nên có chính sách khuyến khích người dân sử dụng các loại phân bón bón hữu cơ, phân vi sinh, áp dụng các biện pháp canh tác mới nhằm giảm lượng phân bón vô cơ.

Bảo vệ thực vật

Trong những năm gần đây, khâu bảo vệ thực vật thường sử dụng dư thừa các loại hoá chất bảo vệ thực vật dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, tăng tính chống thuốc của sâu hại, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ mối cân bằng sinh thái trong ruộng lúa, gây ra nhiều vụ "bùng nổ" về số lượng sâu hại. Vì vậy, nhiều phương pháp bảo vệ thực vật mới ra đời. Nhà nước cần phát triển mạnh hệ thống khuyến nông để hướng dẫn người dân áp dụng những phương pháp này kịp thời. Đó là các phương pháp bảo vệ thực vật ít sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học nhằm giảm sự ô nhiễm môi trường nhưng lại tăng giá trị hạt gạo do xu hướng dùng gạo sạch tăng lên. Đó là áp dụng phương pháp “ba giảm ba tăng” vào sản xuất để vừa làm giảm chi phí sản xuất nhưng lại tăng sản lượng và chất lượng gạo.

Chính sách quản lý biên độ dao động giá :

Thành lập Trung tâm giao dịch gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long: Trung tâm/sàn giao dịch gạo (Rice exchange) thực hiện đấu thầu mua bán gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sàn giao dịch qui định tiêu chuẩn gạo, khối lượng giao dịch tối thiểu của lô hàng, biên độ dao động giá, thời hạn giao hàng (kỳ hạn của hợp đồng)… Đồng thời, xây dựng kho ngoại quan cho mặt hàng gạo tại Tp.Hồ Chí Minh (tham khảo sơ đồ 5 về chu chuyển lúa gạo của Thái Lan).

Sử dụng các phương tiện tài chính để giảm rủi ro biến động giá: Phát triển hợp đồng mua kỳ hạn lúa/phân bón giữa doanh nghiệp với nông dân để đảm bảo giá bán/lợi nhuận kỳ vọng của các bên. Theo đó, ngân hàng/doanh nghiệp cung cấp tín dụng thương mại có đảm bảo của Hội nông dân, để nông dân có đủ vốn canh tác và lựa chọn phương thức canh tác hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nông dân với hợp đồng đã ký.

105

Bên cạnh đó, cần phải có sự hỗ trợ về vốn cho nông dân. Trong các hình thức hỗ trợ vốn cho nông dân thì hình thức tín dụng vốn là có nhiều ưu điểm hơn cả. Bởi lẽ do tính chất bắt buộc của hoàn trả vốn, buộc người vay phải năng động sáng tạo tìm cách để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khác với các khoản trợ cấp cho không, hỗ trợ nông dân dưới hình thức tín dụng vốn sẽ góp phần xóa bỏ nhanh thói quen trông chờ vào Nhà nước theo kiểu bao cấp tập trung. Hỗ trợ nông dân dưới hình thức tín dụng nhưng phải là tín dụng ưu đãi hơn nữa. Nếu hỗ trợ dưới hình thức tín dụng bình thường là đã cào bằng sản xuất nông nghiệp với các ngành khác, giữa một ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao của nền kinh tế. Cách làm đó không thúc đẩy nông dân sản xuất lúa gạo.

Xây dựng quan hệ với nhà cung cấp:

Để hạn chế việc chịu giá thách hay rủi ro về số lượng hay chất lượng. Doanh nghiệp xuất khẩu cần có quy trình lựa chọn nhà cung ứng phù hợp và đảm bảo được hiệu quả nguồn nguyên liệu gạo xuất khẩu:

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, đánh giá, lựa chọn:

Cần đặt ra các chỉ số, tiêu chuẩn để đánh giá nhà cung ứng như: số lượng, chất lượng, giá cả, uy tín, …định lượng một cách chính xác để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất.

Xem xét quá trình đáp ứng:

Sau khi lựa chọn nhà cung ứng, doanh nghiệp còn phải xem xét liên tục cách thức đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà cung ứng được lựa chọn thực hiện. Nên nhớ là quy trình lựa chọn này chỉ là những đánh giá bước đầu, quan trọng là thực tế nhà cung cấp đáp ứng có tốt nhu cầu của mình hay không.

Ngoài việc lập kế hoạch lựa chọn nhà cung ứng như trên thì để quản trị nguồn cung cấp được hiệu quả còn phải quan tâm đến nhiều vần đề:

106

- Đa dạng hóa nhà cung cấp để tránh phụ thuộc và lựa chọn được nhà cung cấp tối ưu nhất trong từng thời điểm để đảm bảo không xảy ra gián đoạn khi nguồn cung trở nên khan hiếm. Nhưng trong khi đa dạng hóa chuỗi cung cấp đòi hỏi phải có chính sách để giữ vững mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp có uy tín và cung cấp tỷ trọng lớn nguồn đầu vào của chuỗi.

- Khi càng có càng nhiều cung ứng, chuỗi cung ứng trở nên phức tạp thì cần có chiến lược tích hợp các nhà cung cấp. Sự hợp tác của họ sẽ tạo ra một nguồn cung cấp ổn định hơn. Khi một nhà cung cấp không đủ khả năng để cung cấp nguồn lực như yêu cầu thì nhà cung cấp kia có thể có chính sách hỗ trợ. Điều này tạo cho chuỗi cung ứng trở nên vững chắc và hạn chế những gián đoạn nghiêm trọng.

- Doanh nghiệp cũng cần bắt tay với nhà cung cấp để có thể đề phòng và chia sẻ những rủi ro tác động trực tiếp đến mình hay những rủi ro tác động gián tiếp thông qua tác động của chúng đến nhà cung cấp. Khi xảy ra những rủi ro như rủi ro tài chính với nhà cung cấp thì giải pháp này là một giải pháp hiệu quả, tuy nhiên cần dựa trên uy tín và mối quan hệ đối tác với nhau để chia sẻ rủi ro loại này.

4.3.2.2. Khâu chế biến, bảo quản

- Đầu tư xây dựng kho bãi phù hợp với việc dự trữ lúa và mở rộng qui mô dự trữ. - Với tình trạng mập mờ về thông tin dẫn đến bị động trong việc thu mua dự trữ các doanh nghiệp phải đầu tư về vật chất cũng như nhân lực trong việc nghiên cứu thị trường cung cầu thế giới nhằm chủ động hơn trong công tác thu mua dự trữ tránh tình trạng thiếu hụt nguồn hàng đánh mất các hợp đồng cũng như không thực hiện được các hợp đồng kí kết dẫn đến mất uy tín hay tồn kho cao gây tốn kém chi phí lưu kho, ứ đọng vốn và làm giảm sản lượng gạo.

- Xây dựng kế hoạch tồn kho hợp lý phù hợp với cơ sở vật chất và nhu cầu tiêu thụ.

107

Để phát triển chuỗi cung ứng bền vững Việt Nam cần những chính sách thúc đẩy sự tham gia của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu.

Sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp:

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều có bộ phận giao nhận riêng nhưng được tổ chức khá đơn giản và chỉ đơn thuần giao nhận trong nước (inbound supply chain); phần giao nhận quốc tế do đơn vị nước ngoài đảm nhiệm. Trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam phải hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng lúa gạo toàn cầu, yêu cầu tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao không chỉ đối với dịch vụ cung ứng nội địa mà còn đối với dịch vụ ở nước ngoài. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp để đảm bảo giao hàng đúng hạn và giám sát chất lượng theo yêu cầu.

Cho phép sự tham gia của công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp vào xuất khẩu gạo:

Công ty nước ngoài sử dụng container, xe tải, xà lan, vận tải đường sông, vận tải biển quốc tế một cách hợp lý nhất và qua đó, có thể tối ưu hóa chu trình vận chuyển bằng cách phối hợp quản lý hải trình của tàu, dịch vụ logistics và cung cấp chứng nhận chất lượng ở mỗi điểm dỡ hàng… để giảm mạnh cước phí vận tải, giao nhận hàng hóa.Điều đó nhất định gây ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn. Nhưng chắc chắn là nó cũng sẽ tạo động lực để từng bước thúc đẩy sự chuẩn hóa hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam.

Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đến cảng ở Sài Gòn:

Vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo những tuyến đường bộ kết nối vào các cảng tại Tp.Hồ Chí Minh (đặc biệt là cảng Cát Lái) thường xuyên bị tắc nghẽn. Buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải dự phòng thời gian vận chuyển dài hơn 1,5 lần so với

108

thường ngày để đảm bảo giao hàng đúng hạn. Chiến lược gia tăng giá trị gạo xuất khẩu sẽ bị giới hạn nếu tình trạng giao hàng chậm xảy ra thường xuyên như thời gian qua.

Cải thiện chất lượng dịch vụ vận chuyển đường sông nội địa:

Vận chuyển gạo bằng đường thủy từ Đồng bằng sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn bắt buộc phải đi qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang.Cũng tương tự như vận chuyển bằng đường bộ, vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo việc vận chuyển thường xuyên bị tắc nghẽn tại kênh Chợ Gạo, có lúc mất cả ngày mới thông tuyến.Cần đầu tư thỏa đáng hơn cho cơ sở hạ tầng đường thủy để cải thiện dịch vụ vận chuyển đường sông thời gian tới.

4.3.2.4. Xuất khẩu

Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo, tăng cường mối quan hệ với khách hàng, chủ động để có đơn hàng dài hạn ổn định.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo phù hợp là một công tác quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo đầu ra trong chuỗi cung ứng gạo. Trong đó, cần chú trọng công tác phân tích thị trường lúa gạo một cách bài bản, nắm bắt và theo dõi tình hình cung cầu lúa gạo trong và ngoài nước. Xác định rõ các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lúa gạo, phân tích các điểm mạnh, yếu, năng lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có những chiến lược cạnh thay và thay đối, phát triển phù hợp. Song song với đó, xây dựng chiến lược marketing lúa gạo với phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu phù hợp để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường.

Doanh nghiệp từng bước chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng, xây dựng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)