Thực hiện đơn hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 91)

3.4.3.1. Năng lực dự báo và kí kết hợp đồng

Một yêu cầu quan trọng trong bất kì chuỗi cung ứng nào là phải có sự nắm rõ thông tin thị trường, về tình hình cung cầu, sự liên hệ giữa các khâu trong chuỗi để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạch định chính sách phù hợp, quản lý chuỗi cung ứng một cách tốt nhất. Bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu phải có năng lực vững chắc trong việc tìm nguồn cung ứng và khả năng kí kết, thực hiện hợp đồng để có thể đáp ứng được sự phát triển của chuỗi. Tuy nhiên, sự yếu kém trong công tác quản trị, công tác dự báo và khả năng đàm phán dẫn đến những rủi ro trong việc thực hiện khâu đầu ra cho chuỗi cung ứng.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp Việt Nam đăng ký xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo. Lượng xuất thực tế lũy kế đến 15/8 đạt 4,22 triệu tấn. Tuy nhiên, khối lượng bị hủy lên đến 938.000 tấn, riêng tháng 7 là 180.000 tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đây số hợp đồng bị hủy cao nhất kể từ trước đến nay trong ngành gạo. Nguyên nhân của việc hủy hợp đồng này là do các thương nhân Trung Quốc – khách hàng của phần lớn các hợp đồng bị hủy, trước đây ký hợp đồng mua với giá cao nay phá vỡ cam kết vì giá giảm. Số khác là các thương nhân Philippines, ký hợp đồng nhưng không có quota nhập khẩu nên tàu không được phép cập cảng. Do đó, hầu hết các hợp đồng ký với doanh nghiệp nước này đều đã bị hủy. Một số ít hợp đồng là do các doanh nghiệp Việt chủ động hủy do mức giá ký thấp. Một vấn đề nữa quan trọng không kém, việc doanh nghiệp hủy hợp đồng chính là do chỉ chủ động đầu

91

ra trong khi đầu vào lại chưa kiểm soát. Việc không chủ động nguồn nguyên liệu trong nước dẫn tới việc giá cả biến động vượt tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tăng cường ký kết, mua bán trực tiếp với người nông dân, tránh mua bán qua thương lái.

Các hợp đồng ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp nhiều khi không có những điều khoản ràng buộc mạnh như việc đền bù, bồi thường... nên đối tác dễ dàng hủy. Trong khi đó, khi chủ động hủy hợp đồng, các doanh nghiệp trong nước đều bồi thường cho khách hàng nhưng không được đền bù khi hợp đồng đổ bể do đối tác.

Năng lực đàm phán của các nhà xuất khẩu thấp, các doanh nghiệp sẽ phải chịu lép vé so với đối tác. Bên cạnh đó, với tâm lý mong muốn được xuất khẩu, các doanh nghiệp đồng ý ký kết các điều khoản bất lợi cho mình. Từ đó, việc thực hiện hợp đồng sẽ khó khăn hơn, bản thân nhà xuất khẩu phải gánh nhiều chi phí phát sinh hơn, rủi ro cũng đồng thời nhiều hơn.

3.4.3.2. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Thời gian trung bình từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng phổ biến là 20 – 40 ngày, có trường hợp đến 70 ngày. Thời gian nhận tiền thanh toán của nhà nhập khẩu kể từ ngày giao hàng lên tàu thông thường là 21 ngày theo L/C at sight. Đối với những đơn hàng gạo thơm qui mô nhỏ (20 – 30 container 20’) đi thị trường gạo cao cấp thường áp dụng hình thức T/T và được ứng trước 30% giá trị đơn hàng.

Các doanh nghiệp trong đối tượng khảo sát chỉ sử dụng phần mềm ERP software và quản lý kho (warehouse management software) để quản lý thông tin và dự trữ hàng hóa, chưa sử dụng các phần mềm quản lý toàn bộ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát hàng vận chuyển, dự trữ, giao hàng… một cách chính xác.

Giấy phép xuất khẩu

Sau khi kí kết các hợp đồng xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp tiến hành thực hiện hợp đồng. Theo nghị định 109/2010/NĐ-CP, chỉ những doanh nghiệp được cấp

92

chứng nhận đủ điều kiện mới được tham gia hoạt động xuất khẩu gạo. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện:

 Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành.

 Có ít nhất một cơ sở xay xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành.

 Kho chứa, cơ sở xay xát phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp lớn hiện đối diện nguy cơ bị loại khỏi danh sách được cấp giấy chứng nhận, dù có đầy đủ năng lực và điều kiện tham gia xuất khẩu gạo. Theo đánh giá của VFA, số DN đủ năng lực và đáp ứng điều kiện để được cấp giấy chứng nhận tham gia xuất khẩu gạo khoảng 80-90 đơn vị, nhưng đến nay chỉ mới có bảy doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận do nhiều hồ sơ đăng ký bị loại. Khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ qui định, nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro lớn trong quá trình hoạt động của mình.

Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Viễn Phú là một ví dụ điển hình trong việc gánh chịu rủi ro do qui định trên. Vào đầu năm 2014, công ty đã ký kết hợp đầu xuất khẩu gạo 5 năm với Nga và một số nước châu Âu với sản lượng khoảng 300tấn/năm. Theo lịch trình, 14 tấn gạo đầu sẽ giao cho phía Nga vào tháng 8 năm 2014. Tuy nhiên, do không đáp ứng đủ những yêu cầu theo qui định nên công ty không thể lấy được giấy phép nhập khẩu. Sau 3 lần lùi thời hạn giao hàng, công ty vẫn chưa lấy được giấy phép xuất khẩu, cuối cùng phải hủy hợp đồng và bồi thường cho phía Nga. Bản thân doanh nghiệp Viễn Phú lại rất khó để mở rộng qui mô sản xuất. iện tại Viễn Phú mới chỉ xây dựng kho có sức chứa 2.000 tấn và nhà máy xay xát công suất 2,5 tấn/giờ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh, uy tín mà gần như đóng cửa hoàn toàn con đường xuất khẩu của Viễn Phú. Đây không

93

phải là vấn đề của một công ty riêng lẻ mà còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng trên, đặc biệt là những doanh nghiệp ở thành thị, không đủ nguồn lực và mặt bằng để xây dựng những kho chứa dung tích lớn. Từ đó, ảnh hưởng chung đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam và làm đứt gãy trong chuỗi cung ứng gạo.

Kiểm dịch gạo xuất khẩu

Kiểm dịch vệ sinh, an toàn và chất lượng gạo là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong đó, phương pháp lấy mẫu là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong việc kiểm dịch. Kết quả kiểm dịch là một trong những cơ sở quan trọng để xác định sản phẩm gạo có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu cũng như có đủ để đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu gạo.

Nếu ngay từ đầu, gạo chuẩn bị xuất khẩu được kiểm định có kết quả không đáp ứng được điều kiện, doanh nghiệp sẽ không thể được cấp phép chứng chỉ về chất lượng sản phẩm, từ đó không đạt yêu cầu cho việc xuất khẩu. Từ đó, việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn, doanh nghiệp phải chuẩn bị một nguồn gạo khác. Điều này làm tốn kém chi phí lưu kho bãi, chi phí vận chuyển, đồng thời có thể dẫn đến việc chậm trễ trong thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp gạo vẫn được xuất khẩu mà không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, hàng hóa có thể bị trả lại, đồng thời doanh nghiệp phải bổi thường cũng như uy tín bị giảm sút.

Tham gia vào các thị trường cao cấp thì các tiêu chuẩn đặt ra cho mặt hàng gạo nhập khẩu cũng khó khăn hơn. Việc đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật này, nếu không được quản lí chặt chẽ thì sẽ trở thành những rủi ro lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu gạo. Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo nhiều trong khu vực, nhưng rất tiếc, hầu hết các loại gạo của Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường này.

94

Năm 2008, Nhật đã ngừng nhập khẩu gạo của Việt Nam sau khi phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, mặc dù trong những lô hàng năm sau, hai doanh nghiệp gạo của Đồng bằng Sông Cửu Long đã làm việc với nông dân để đảm bảo chất lượng hạt gạo theo tiêu chuẩn của Nhật. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 30,300 tấn gạo. Tuy nhiên, một thời gian dài sau đó, các doanh nghiệp Việt Nam không xuất thêm được một tấn nào trong thị trường này. Mặc dù mỗi năm, Nhật Bản mở khoảng 15 lần đấu thầu và mỗi lần với số lượng vài chục ngàn tấn gạo, nhưng Việt Nam lại khó có thề vào danh sách tham gia đấu thầu. Các doanh nghiệp không thể tự mình tham gia đấu thầu hay bán gạo cho chính phủ Nhật mà phải liên kết với đại diện của các tập đoàn nông sản lớn của Nhật tại Việt Nam. Nguyên nhân là do khả năng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chưa cao, chất lượng chưa ổn định. Vì vậy, phía Nhật Bản vẫn muốn các đối tác Việt Nam có sự thay đổi căn cơ hơn trong phương thức canh tác, sản xuất. Sự thay đổi đó nằm ở xây dựng những vùng chuyên canh, sản xuất lúa lớn, hỗ trợ và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và an toàn, sử dụng nhật ký đồng ruộng.

Từ đó có thể thấy, với năng lực sản xuất thấp sẽ mang lại những rủi ro cho hoạt động xuất khẩu gạo. Những rủi ro không đơn thuần mang tính nhất thời mà còn ảnh hưởng đến uy tín và khả nâng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong gian đoạn về sau.

Thực hiện khai báo hải quan, thông qua hàng xuất khẩu:

Thủ tục Hải quan là công viêc quan trọng, phức tạp và mất nhiều thời gian để thông quan hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài. Xuất khẩu gạo không là ngoại lệ. Mặc dù công tác hải quan ngày càng được hoàn thiện, nhưng thủ tục Hải quan Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn và nhiều thời gian thông qua thủ tục hải quan cho doanh nghiệp vận chuyển và xuất nhập khẩu. Nếu không nắm rõ qui trình cũng như những yêu cầu cần thiết cho quá trình thông quan, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gánh những rủi ro trong việc chậm trễ thực hiện hợp đồng, gánh chịu những chi phí phát sinh.

95

Trong xuất nhập khẩu nghiệp vụ thuê tàu gắn liền với phương thức giao nhận, có những phương thức tàu do bên xuất khẩu chuẩn bị cũng cónhững phương thức tàu do bên nhập khẩu chuẩn bị. Thông thường, gạo được xuất khẩu theo điều kiện FOB và CIF, từ đó những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải:

- Xuất FOB: Tàu do bên nhập chuẩn bị, có thể phía nhà xuất sẽ bị động về thời gian giao hàng, giao hàng trễ hạn, hàng đã đóng gói rồi nhưng chưa có tàu phải chịu chi phí bảo quản và lưu kho (kho ngoại quan).

- Xuất CIF: Tàu do bên xuất khẩu chuẩn bị, việc không thuê được tàu hoặc thuê tàu với giá cao, mối quan hệ với các chủ tàu không tốt dẫn đến việc gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh.

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhiều rủi ro có thể phát sinh như cháy nổ, hư hỏng, mất mát hàng hóa, gạo bị biến chất do không được bảo quản đúng qui cách, thời gian vận tải bị chậm trễ… Vì vậy các doanh nghiệp phải lường trước các vấn đề có thể xảy ra để thực hiện quản trị rủi ro một cách tốt nhất.

Thanh toán:

Trong thanh toán các đơn hàng xuất khẩu có thể phát sinh nhiểu rủi ro, tuỳ thuộc vào từng phương thức thanh toán. Trong đó, các rủi ro có thể là việc không có khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu do phá sản, lừa đảo thương mại, hay nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, thanh toán trễ. Thời gian thanh toán càng kéo dài thì những rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu gánh càng lớn.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam. Các hợp đồng nhập khẩu sang thị trường này qua đường tiểu ngạch, dù có tác dụng nhất định trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong nước song vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 64% số hợp đồng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc bị hủy, nước này cũng đứng đầu danh sách trong việc mua giá rẻ và ép giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Việc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch không cần thủ

96

tục, hợp đồng gì nên khi xảy ra sự cố, phần thiệt luôn thuộc về các doanh nghiệp trong nước. Không ít doanh nghiệp Việt Nam đã bị doanh nghiệp Trung Quốc xù nợ nên mất trắng, thậm chí không ít doanh nghiệp bị phá sản.

Bên cạnh đó, năng lực và chuyên môn kém trong thanh toán quốc tế cũng có thể dẫn tới những rủi ro từ chối thanh toán như do không chuẩn bị đầy đủ những chứng từ cần thiết để xuất trình, doanh nghiệp kí kết những điều khoản bất lợi cho mình hay thiên về những điều khoản có lợi cho bản thân mà đánh mất cơ hội kinh doanh.

Chƣơng 4. QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM 4.1. Nhận diện rủi ro

Từ những phân tích trên, ta xác định được những rủi ro tổng quát trong chuõi cung ứng lúa gạo như sau:

 Nguồn hàng không ổn định. Đầu vào của chuỗi cung ứng theo thời vụ, đồng thời ảnh hưởng của các nhân tố khác như thiên tai, bão lũ,… ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng. Tình hình biến động thị trường, quan hệ cung cầu cũng ảnh hưởng đến mức độ dao động giá, sự thiếu hụt hoặc dư thừa nguồn lúa gạo.

 Sản phẩm không đạt chất lượng. Trong đó, nhiểu yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo thành phẩm như: chất lượng giống cây trồng, gạo nguyên liệu, công nghệ trong quá trình chế biến, dự trữ, bảo quản… Chất lượng gạo xấu, không đồng nhất ảnh hưởng nhiều đến khâu đầu ra của sản phẩm.

 Hao tổn, thất thoát hàng hóa trong quá trình chế biến và vận tải.

 Khả năng thực hiện hợp đồng kém, dẫn đến giao hàng trễ hạn, và phải chịu những chi phí phát sinh như lưu kho bãi, tiền phạt hợp đồng,…

 Hợp đồng bị trả lại do không đáp ứng đúng những yêu cầu, qui định trong hợp đồng.

97

 Mất thị trường, khách hàng. Điều này cũng có nghĩa uy tín và hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ thu hẹp lại.

 Lừa đảo thương mại.

 Cơ sỡ vật chất (nhà kho, nhà máy…) bị hư hại

 Tác động của các sản phẩm thay thế như ngũ cốc, sản phẩm làm từ bơ, sữa,…

 Ảnh hưởng khí hậu, thời tiết

 Những thay đổi trong cơ chế, chính sách nhà nước về các vấn đề liên quan đến lúa gạo và chuỗi cung ứng.

 ……

Tuy nhiên, rủi ro trong chuỗi cung ứng gạo là rất lớn, tùy thuộc vào từng khâu, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân.

4.2. Đo lƣờng rủi ro

Theo đánh giá chủ quan, trên cơ sở những rủi ro trên, ta thiết lập nên ma trận đo lường rủi ro như sau.

98 Tần suất xuất hiện

Mức độ nghiêm trọng

Cao Thấp

Cao Thiên tai, sâu bệnh

Thiếu/ thừa nguồn nguyên liệu đầu vào thường xuyên Chất lượng gạo kém Thực hiện hợp đồng trễ

Hàng bị trả lại Lừa đảo thương mại

Thị trường không ổn định, mất thị trường

Chính sách nhà nước thay đổi

Thấp Thất thoát gạo trong chế

biến, vận chuyển

Cơ sở vật chất (nhà máy, kho chứa…) bị hư hại.

Sản phẩm thay thế (ngũ cốc…)

Theo đó, cần tập trung phòng ngừa những rủi ro với tần suất xuất hiện cao, mức độ nghiêm trọng cao là tình hình thiếu hụt nguồn hàng, chất lượng gạo kém, khả năng thực hiện hợp đồng.

Tiếp đến, phòng ngừa những rủi ro trong việc đầu ra không đủ yêu cầu, khiến

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)